Nhận thức rõ hiệu quả từ việc trồng xen canh, người dân xã Dào San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tích cực đưa cây đậu tương vào trồng xen canh lúa, ngô vụ mùa. Từ đó, người dân có thêm lương thực, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Giá cà phê liên tục đi xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, người nông dân thấp thỏm lắng nghe từng ngày, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu vui. Tuy vậy, mùa thu hoạch bơ, sầu riêng… đang đến, giúp bà con dịu bớt nỗi lo lắng, tiếp tục gắn bó với vườn cà phê của mình.
Từ những khoảnh đất trống trong vườn chanh dây, cà phê, bơ, gia đình anh Bùi Trung Hiếu đã thu về 1,5 tỷ mỗi năm nhờ đưa cây dâu về "sống chung" để hái lá nuôi tằm.
Mô hình chuyển đổi cây trồng lấy ngắn nuôi dài của ông Nguyễn Đình Long, ngụ ấp Phú Lộc, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Dưới tán vườn xoài, ông Long trồng ngò gai, mỗi ngày bán 50 ký, mỗi tháng có 17 triệu đồng tiền bán loài rau gia vị này.
Đến ấp Phú Tân, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hỏi chuyện lão nông Đặng Văn Dễ (72 tuổi) ai cũng biết và bày tỏ sự khâm phục với cách làm giàu và tình yêu với nông nghiệp của ông. Ông Dễ chỉ có 1,2 công đất (1.200m2) mà mỗi năm làm ra 250 triệu đồng.
Bằng việc trồng xen các loại cây khác như ca cao, cà phê vào vườn điều, nhiều nông dân ở Bình Phước không chỉ giảm được nỗi lo thất thu do mất mùa điều, mà còn có thêm thu nhập từ 2 loại cây có giá trị kể trên.
Sau khi gom góp được ít vốn, anh Lê Châu Cường (khu phố 5, thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đến huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) học tập mô hình trồng cây ăn quả, khoảng thời gian 5 tháng học tập lý thuyết kết hợp với thực hành anh đã thành thạo đặc điểm của từng loại cây, cách chăm sóc cây ăn trái với hy vọng áp dụng trên quê hương khô nóng quê nhà.