Xử lý đất sau lũ lụt

Thứ ba, ngày 22/11/2011 07:54 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khu vực phải chấp nhận quy luật của thiên nhiên (ngập lụt một số vùng khi lũ về) và phải biết ứng xử thông minh khi sống chung với lũ.
Bình luận 0

Lũ về hàng năm làm cho người dân đã có thói quen đón nhận, lũ về nhỏ cũng buồn mà lũ lớn quá cũng chẳng vui. Chỉ có “lũ đẹp” là người dân vùng ngập lũ thỏa mãn.

Lũ về có những mặt có hại và có những mặt có lợi. Ở mặt có hại, sau khi lũ rút, ô nhiễm môi trường nước sẽ gia tăng. Quá trình ngập và di chuyển của nước sẽ cuốn tất cả các chất thải theo dòng chảy của lũ, nhờ đó các chất thải sẽ tự làm sạch một phần theo cơ chế tự phân hủy. Phần lớn còn lại sẽ bị gia tăng nồng độ khi lũ rút.

img
Cánh đồng sau ngập lũ cần được xử lý môi trường tốt để tránh ô nhiễm.

Đặc biệt, chất thải từ phân, rác, nước thải các khu công nghiệp, xưởng sản xuất, các làng nghề và từ các nguồn khác bị cuốn theo từ thượng nguồn đổ xuống sẽ được hòa chung với các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ như: Bãi thu gom, tập kết xử lý chất thải rắn, công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải bị ngập và hư hỏng. Ngoài ra còn phải kể đến phân, rác, nước thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất ngay tại từng vùng ngập lụt sẽ góp phần làm gia tăng ô nhiễm trầm trọng hơn.

Để chủ động phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân trong và sau ngập lũ, cần xử lý nước và vệ sinh môi trường đối với các giếng đào và giếng khoan bằng cách dùng nylon dày để phủ kín miệng giếng và cần giếng khoan, sau đó dùng dây cao su cột chặt để tránh nước lũ tràn vô giếng làm ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng.

Đối với nhà vệ sinh, nhà cầu 2 ngăn cần lấy hết phân, đào hố sâu cách xa nguồn nước uống ít nhất 15m, chuyển lượng phân từ nhà cầu qua để ủ với vôi bột hoặc tro bếp sau 1 tuần bổ sung thêm nguồn vi sinh (EM) để tăng tốc độ phân hủy, đảo trộn cho đều và lấp đất kỹ (ủ kín). Đối với chuồng gia súc, gia cầm cũng cần sớm thu gom phân và đem ủ chế biến thành phân hữu cơ hoai mục như đã làm ở phần trên (phân hầm cầu).

Xử lý nước sinh hoạt: Trường hợp giếng bị ngập lũ không có nước dự trữ để tiêu dùng thì phải lấy nước ngập lụt xử lý. Quá trình xử lý phải tuân thủ theo 2 bước: Lấy nước vô lu hay bể, làm trong nước lũ (lắng phù sa) bằng phèn chua, sau đó khử trùng nước bằng hóa chất Chloramine.

Sau lũ, nước rút đến đâu thì khẩn trương huy động người dân nhanh chóng làm vệ sinh môi trường đến đó. Vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

(còn tiếp)

Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem