Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước đây, việc quản lý sinh vật ngoại lai này rất khó khăn vì nó có khả năng gây hại lớn cho cây lúa trong thời kỳ đẻ nhánh, đặc biệt là trên lúa cấy, làm giảm năng suất lúa. “Nếu giặm lại diện tích lúa bị OBV phá hoại cho kịp thời vụ thì vẫn xảy ra khả năng giảm thất thu”- ông Dũng cho biết.
So với các sinh vật ngoại lai khác, OBV có khả năng sinh sản lớn vì thế mức độ tàn phá lúa cũng rất cao. Hơn nữa, các loài thiên địch của OBV lại rất ít trong khi nó lại phát triển nhanh. “Vịt là loài thiên địch lớn nhất của OBV.
Trước đây ở ĐBSCL nuôi vịt nhiều vì thế khả năng phát triển và lây lan của OBV cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây chăn nuôi vịt gặp không ít khó khăn do dịch bệnh nên OBV lại có “cơ hội” hoành hành”- ông Dũng nhấn mạnh.
Về lo ngại có khả năng OBV được “khuyến khích” nhân nuôi để bán sang Trung Quốc, ông Dũng cho rằng, OBV cũng là một trong những nguồn thức ăn cho gia súc nên nếu như người nuôi OBV đảm bảo được các biện pháp an toàn, đặc biệt là việc che chắn khu vực nuôi thì có thể nuôi.
Ở miền Bắc, hiện Cục BVTV đang khuyến khích nông dân dùng máy nghiền OBV thủ công để tạo nguồn thức ăn tổng hợp cho gia súc. Tuy nhiên, theo ông Dũng, cá nhân, tổ chức nhân nuôi OBV mà làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp sẽ xử phạt theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Hữu Thông (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.