Xứ Quảng trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp

Trương Hồng Phong Thứ hai, ngày 21/02/2022 16:25 PM (GMT+7)
Giai đoạn (2021 - 2025), Quảng Nam phấn đấu duy trì và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành hàng năm 3,5% và đạt 16.900 tỷ đồng vào năm 2025. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh gắn bó lâu dài đối với các tập đoàn, công ty lớn.
Bình luận 0

Vượt thách thức đạt kết quả ấn tượng

Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế chung tiếp tục gặp nhiều khó khăn gần đây nhất do ảnh hưởng tác động của dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp, sự vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là sự đồng thuận của bà con nông dân, tỉnh đã vượt qua thách thức, tập trung chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả khá toàn diện.

Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế chung của tỉnh, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Xứ Quảng trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 1.

Quảng Nam đang trải thảm đỏ kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào nền nông nghiệp hiện đại. Ảnh: Trương Hồng

Giai đoạn 2015-2020 thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM, tỉnh Quảng Nam đã tập trung lập mới 7 quy hoạch, trên cơ sở quy hoạch ngành, lĩnh vực có ưu thế như lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản, chăn nuôi..., rà soát và gắn quy hoạch NTM.

Giai đoạn 2015-2020 thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với  xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Nam đã tập trung lập mới 7 quy hoạch, trên cơ sở quy  hoạch ngành, lĩnh vực có ưu thế  như lâm nghiệp, dược liệu, thủy  sản, chăn nuôi..., rà soát và gắn quy hoạch NTM, các cơ chế chính sách ban hành, tỉnh đã thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển  dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ  chức lại sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất... và phát triển đúng  hướng, thực sự trở thành nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho xây dựng NTM.  

Ông Tích cho biết thêm, những thành quả đó đã thể hiện kết quả nông nghiệp đã chuyển  dịch theo hướng tích cực và tiếp  tục duy trì tăng trưởng, hiệu quả trên các lĩnh vực.  

Tốc độ tăng bình quân giá trị  tổng sản phẩm nông, lâm, thủy  sản giai đoạn (2015 - 2020) đạt kế  hoạch đề ra (4,0%/năm). Trong cơ cấu nội bộ ngành giảm tương  đối tỷ trọng giá trị sản xuất nông  nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản.  

Bước đầu duy trì liên kết sản  xuất có hiệu quả, với hơn 140  cánh đồng lớn, diện tích 6.000ha  (giống lúa, ngô, đậu xanh, lạc, ớt,  dưa hấu...). Chăn nuôi bò tăng 2,75%, gia cầm phát triển mạnh; sản lượng thủy sản tăng 1,15 lần.  

Lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng  mạnh, bình quân là 11,03%/năm;  cây dược liệu khu vực miền núi phát triển khá, sau 2 năm tăng hơn 1.400ha; cơ cấu kinh tế ở khu  vực nông thôn có chuyển biến tích cực; thủy lợi và hạ tầng phục  vụ sản xuất khác đã có bước hoàn  thiện đáng kể, tỷ lệ kiên cố đạt  62,66% (theo mục tiêu kế hoạch  60%); công tác sắp xếp, ổn định  dân cư vùng miền núi đạt kết quả cao, với 5.970 hộ, đạt 99,5% kế hoạch đến năm 2020, dự kiến  đến cuối năm đạt trên 7.090 hộ;  xây dựng NTM đạt được kết quả  với 58% số xã (tăng 8,0% so với  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh  đề ra đến năm 2020), không còn  xã dưới 8 tiêu chí.

Ông Tích cho hay, để tạo bước phát triển đột phá trong năm  2022 và những năm tới, tỉnh  Quảng Nam thực hiện quy hoạch  và định hướng cơ cấu lại ngành  nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.  

Đây là nội dung có ý nghĩa  hết sức quan trọng, thể hiện sự  thay đổi về nhận thức, tư duy,  tập quán sản xuất theo chủ  trương, định hướng tái cơ cấu  ngành nông nghiệp của tỉnh; là  vấn đề cốt lõi, có tính chiến lược  để bứt phá, chuyển mạnh nền  nông nghiệp (nông, lâm, thủy  sản) sang sản xuất hàng hóa, sản  xuất gắn với chế biến, tiêu thụ,  nâng cao hiệu quả. 

Duy trì tốc độ tăng trưởng 

Xứ Quảng trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp - Ảnh 3.

Tại Quảng Nam đã có hàng trăm sản phẩm OCOP do nông dân sản xuất ra. Ảnh Trương Hồng

Vấn đề đặt ra trong giai đoạn  2021 - 2025 là cần phải phấn đấu  duy trì và đạt tốc độ tăng trưởng  bình quân giá trị sản xuất ngành  (GO) hàng năm 3,5% và đạt 16.900  tỷ đồng vào năm 2025.  

Tiếp tục kiên trì, quyết liệt, tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung,  quy mô lớn, ứng dụng trên cơ sở cơ cấu lại sản xuất từng ngành và từng lĩnh vực; tăng sản xuất  dưới các hình thức liên kết đạt  trên 20% giá trị sản phẩm các loại cây trồng.  

Sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt trên 10% (diện tích trên 10.000ha, bao gồm cả cây  dược liệu). Nâng giá trị trên 1ha canh tác cây hàng năm đạt trên 120 triệu đồng/ha vào năm 2025. 

Có ít nhất 20% diện tích (30.000ha) đất có rừng trồng sản xuất được cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của quản trị rừng quốc tế.  

Cùng với đó, tỉnh phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 15 tiêu chí.  Có khoảng 40% số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. 

Đối với cấp huyện, 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn NTM được công nhận là huyện NTM nâng cao và huyện NTM kiểu mẫu.  

“Trước mắt cần phải cải thiện  môi trường xúc tiến đầu tư, cải  cách thủ tục hành chính, tập trung  chỉ đạo thí điểm một số khu để tạo  quỹ đất “sạch”,… hỗ trợ doanh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh gắn bó lâu dài đối với các tập đoàn, công ty lớn đã và đang xúc tiến đầu tư như Công ty Tập đoàn T&T, Vingroup, Công ty Hào Hưng, Công ty An Việt Phát, Công ty Tập đoàn Tín Thành...

Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống kết nối thương mại từ sản xuất, tiêu thụ và chế biến trong chuỗi giá trị thông qua tổ chức thành mối liên kết chính thức và xây dựng quy chế hoạt động các hiệp hội để đẩy mạnh thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đồng thời tạo điều kiện gắn kết hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới trong nông nghiệp"- ông Tích cho biết.

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

Cũng theo ông Phạm Viết Tích, việc có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong giai đoạn đến là phải sớm bổ sung về nội dung tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, có sự liên kết, tích hợp vào nội dung quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh để giúp  cho việc sớm phục hồi và phát triển nền kinh tế chung.  

Phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa xác định theo 3 cấp độ, đó là nhóm sản  phẩm thuộc danh mục chủ lực  quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực  cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực đặc sản, có giá trị cá biệt cấp vùng, miền, địa phương và gắn với Chương trình OCOP.  

“Để làm được điều đó, hiện Quảng Nam đang tập trung rà  soát, điều chỉnh, bổ sung hệ  thống cơ chế, chính sách tạo động lực mạnh mẽ, sớm hiện  thực hóa chủ trương cơ cấu lại  ngành nông nghiệp.  

Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân có đất nhưng không có khả năng sản xuất cho thuê, để  các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất tập trung, mở rộng quy mô  phát triển nhanh hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện  đại. Ngoài ra, triển khai thực hiện  khu ứng dụng nông nghiệp công  nghệ cao tại Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn và xúc tiến  mỗi huyện xây dựng ít nhất một  khu nông nghiệp công nghệ cao”- ông Tích chia sẻ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem