Xuất hiện loại trà hoa vàng gây sốt tại một hội chợ giữa Thủ đô Hà Nội

P.V Thứ năm, ngày 03/11/2022 06:00 AM (GMT+7)
Tại Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18, nhiều sản phẩm đặc sản của các địa phương được trình làng giữa Thủ đô Hà Nội, một trong số đó là trà hoa vàng, loại trà đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Bình luận 0

  Tối 2/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.

Tới dự lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.

Đi tham quan hội chợ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan ấn tượng với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, các sản phẩm OCOP của các địa phương như trà hoa vàng của Quảng Ninh hay đôi tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm. 

Trăm nghề tái hiện giữa Thủ đô Hà Nội - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội cắt băng khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18. Ảnh: P.V

Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2022 là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi sự kiện "Festival làng nghề Việt Nam năm 2022" do Bộ NNPTNT chủ trì tổ chức. 

Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi có các sản phẩm tiêu biểu, đặc sắc. 

Hội chợ giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; giới thiệu, quảng bá chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, đặc sản của các địa phương với các kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; 

Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 trưng bày nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước. 

Trăm nghề tái hiện giữa Thủ đô Hà Nội - Ảnh 2.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ấn tượng với các sản phẩm OCOP tại Hội chợ. Ảnh: P.V

Sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ, điển hình như: gạo Séng Cù Lào Cai, gạo tám Điện Biên, gạo nàng thơm Chợ Đào Long An, bánh đậu xanh Hải Dương, chè Tân Cương Thái Nguyên, bún khô Đà Vị, bánh đa Đô Lương Nghệ An, chè Shan tuyết Hồng Thái Tuyên Quang, chè Suối Giàng Yên Bái, mỳ chũ Bắc Giang, Na Chi Lăng, cam Vinh, cam Hàm Yên, nho Ninh Thuận, bơ Đắk Lắk, xoài cát Cao Lãnh, gà Đông Tảo, hành tỏi Lý Sơn, yến sào Nha Trang, rượu ngô Na Hang, rượu Shan Lùng, rượu ngô Bắc Hà, rượu cần Hòa Bình, mật hoa dừa, đường hoa dừa SOKFARM Trà Vinh, nấm lim xanh Quảng Nam, nước mắm Cà Ná Ninh Thuận, hải sản Phan Thiết, nem chua Thanh Hóa, chả mực Hạ Long, cá ngừ đại dương, chả ram tôm đất Bình Định, bò một nắng Phú Yên, cơm cháy, thịt dê Ninh Bình, cá sông Đà, gà sạch công nghệ Châu Âu, bánh tráng Nhơn Hòa, lạp xưởng Cần Đước, nấm linh chi, hạt sen Tân Thạnh, đậu phộng rang Đức Hòa… 

Xuất hiện loại trà hoa vàng gây sốt tại một hội chợ giữa Thủ đô Hà Nội - Ảnh 3.

Sản phẩm trà hoa vàng gây sốt tại Hội chợ.

Hội chợ cũng trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề, phố nghề truyền thống: Mây tre đan Bao La, hoa sen giấy Thanh Tiên, đệm bàng Phò Trạch - Thừa Thiên Huế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng quà tặng, sản phẩm từ Sen của Đồng Tháp, mỹ nghệ từ vỏvỏ quế Trà Bồng, mây tre đan Phú Vinh, nón lá làng Chuông, Lụa Nha Xá Thanh Trì, dệt thổ cẩm Điện Biên, chiếu Long Định, nón Bàng Buông Tiền Giang, gốm sứ độc bản Bắc Giang, đúc đồng Đại Bái, sơn mài - khảm trai Chuôn Ngọ, trạm khắc gỗ Sơn Đồng, Tơ lụa Hà Đông, dệt thổ cẩm, gốm nung, thủ công mỹ nghệ Ninh Thuận, dệt lanh, thổ cẩm Hà Giang, trầm hương Quảng Nam, dệt thêu thổ cẩm dân tộc Dao và nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc đến từ các làng nghề trong cả nước.

Trăm nghề tái hiện giữa Thủ đô Hà Nội - Ảnh 3.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm một gian hàng thủy sản tại Hội chợ. Ảnh: P.V

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT), để thuận tiện cho khách tham quan giao dịch, gian hàng Hội chợ được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt, gồm:

Gian hàng triển lãm chung có diện tích 200m2 được bố trí tại khu vực trung tâm Hội chợ được thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm trưng bày tôn vinh làng nghề truyền thống: mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí); gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc trạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, mây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác...

- Khu thao diễn nghề và biểu diễn nghệ thuật mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, nghề đồng…;

Khu gian hàng Hội chợ gồm 150 gian hàng tiêu chuẩn và 900 m2 sàn trưng bày được phân chia thành 6 phân khu gắn theo gắn theo phân vùng kinh tế - xã hội.

Cũng tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã tổ chức trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 cho các tác giả. Giải đặc biệt thuộc về ông Kha Văn Thương (Tam Quan, Tương Dương, Nghệ An) với sản phẩm bàn ăn mây tre; giải nhất cho 5 tác giả: Quách Phan Tuấn Anh (Hà Nội) với sản phẩm Chào mào hót; Vũ Văn Hoan (Hưng Yên) với sản phẩm Cây lúa; Hoàng Long (Hà Nội) với sản phẩm Bộ bàn ghế lưu thủy; Lê Văn Nguyên (Hà Nội) sản phẩm Đôi chim sếu; Hồ Mai Hương (Hà Nội) với sản phẩm Lọ hoa trang trí. 

Hội chợ sẽ kéo dài đến ngày 6/11/2022.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem