Xuất khẩu lao động

  • Không chỉ dừng lại ở xuất khẩu thực tập sinh, mới đây Việt Nam còn đưa lao động kỹ thuật cao sang Nhật Bản làm việc. Để đảm bảo chương trình không bị kẻ xấu trục lợi, mới đây Việt Nam – Nhật Bản đã ký kết văn bản MOC nhằm thực thi tốt hơn chương trình này.
  • Mới đây để mở rộng thị trường cung ứng lao động kỹ thuật, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với phía Đức thực hiện chương trình tuyển ứng viên điều dưỡng, hộ lý. Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Sỹ Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) về chương trình đang rất “hot” này.
  • Một trong những ngành nghề “hot” được Việt Nam tập trung cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động là nghề điều dưỡng. Mức lương hấp dẫn lên đến cả nghìn đô la đã thu hút được nhiều lao động tham gia, tuy nhiên, điều kiện tuyển cũng không dễ. 
  • Theo thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH, năm nay vẫn còn 40 quận, huyện trong cả nước bị Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận lao động sang làm việc. Thông tin này đang làm không ít lao động hoang mang, lo lắng.
  • Gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hang loạt vụ lừa đảo lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường Hàn Quốc để chiếm dụng tài sản.
  • Mới đây trên nhiều trang web, mạng xã hội rộ thông tin tuyển dụng lao động đi làm việc ở Hàn Quốc mà không cần thi tiếng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi về chế độ lương, thưởng, gia hạn visa, thậm chí… được định cư lâu dài (?!).
  • Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 58 nghìn lượt lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, là tỉnh có số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tốp đầu cả nước. Nguồn kiều hối do lao động gửi về đã góp phần đáng kể giúp các gia đình cải thiện đời sống, xa hơn là bổ sung nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, phía sau những đồng ngoại tệ là bao nhọc nhằn, gian khó…
  • Lao động Việt Nam phải trả khoản phí môi giới đắt đỏ để đến Đài Loan lao động, trong khi một số không nhận được công việc như hứa hẹn. Cũng vì lý do này, nhiều người đã bỏ trốn.
  • Đến thôn Đồi Lánh xã Đông Sơn, huyện Yên Thế (Bắc Giang) nói đến gia đình anh Phạm Văn Yên, Chi hội trưởng chi Hội Nông dân thôn và chị Quản Thị Chuyên - vợ anh thì từ các cháu học sinh đến người già, ai cũng biết. Bởi anh chị không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn luôn gần gũi và giúp đỡ mọi người.
  • 3 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam đang phát triển mạnh. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có nhiều giải pháp để tạo việc làm, tăng cường quản lý, mở rộng thị trường tiếp nhận lao động, trong đó có thị trường mới là Liên bang Nga.