Tôi đồng ý phải để cho việc kinh doanh xăng dầu tuân theo quy luật thị trường, nhưng để làm được việc này cần phải có lộ trình. Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần đến xăng dầu, nên việc tăng giá xăng dầu luôn kéo theo những hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống của người lao động.
|
Theo đề nghị của Bộ Công Thương, chỉ khi doanh nghiệp tăng giá xăng dầu trên 1.000 đồng/lít thì mới phải xin ý kiến của ngành chức năng. |
Bởi vậy trước mắt Nhà nước chưa thể buông cho doanh nghiệp quyền tự quyết về giá. Tuy nhiên Nhà nước không nên nắm tất cả mà cũng cần có cơ chế cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động điều chỉnh giá trong phạm vi dao động thấp hơn như dự thảo Nghị định 84. Có như vậy mới dần tiếp cận được tư duy, cơ chế thị trường
Tiến sĩ Đặng Đức Đạm (Nguyên Phó Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng)
Theo tôi, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp có tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước hay không.
Hãy để cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định, có như vậy sự điều chỉnh giá mới nhạy bén, linh hoạt và nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp. Nhà nước có các bộ máy và công cụ để kiểm soát doanh nghiệp. Chỉ cần nắm chắc giá đầu vào thì doanh nghiệp muốn tăng giá vống lên cũng không xong.
Trần Đức Khang (Giám đốc Công ty Linh Cường, Tân Bình, TP. HCM)
Chúng tôi thấy ông Phạm Tất Thắng trả lời NTNN đúng quá! “Vấn đề cơ bản của thị trường xăng dầu là kinh doanh cạnh tranh, nhưng cơ chế hiện nay vẫn không chịu từ bỏ tính độc quyền thì không thể có giá cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng và có sự minh bạch được”.
Người tiêu dùng cần có sự quản lý và giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn. Mặt khác, nên có vốn dự trữ từ chính sách ưu đãi (trong thời gian nhất định) để doanh nghiệp tự điều chỉnh “dài hơi” khi biến động giá xăng dầu quốc tế, góp phần cùng các thành phần kinh tế khác bình ổn xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Văn Hoài Nam (Tây Hồ, Hà Nội)
Việc quy định các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu minh bạch giá cơ sở sẽ là điều không tưởng. Cơ quan nào có thể kiểm soát được việc này nếu các doanh nghiệp “bắt tay” nhau đẩy giá tới kịch trần? Theo tôi dù Nghị định 84 có sửa đổi theo hướng nào cũng chỉ là phương án chữa cháy.
Cái gốc của vấn đề là việc kinh doanh xăng dầu hiện nay vẫn không có sự cạnh tranh. Chúng ta không lo mở rộng việc kinh doanh xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. Điều đó chỉ có lợi cho dân.
Nguyễn Văn Tài (Đồn Biên phòng 88, Giao Thủy, Nam Định)
Ban Bạn đọc (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.