Để giúp các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi đối phó với những thách thức môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã hỗ trợ các ngành công nghiệp áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và năng lượng thấp.
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Khương Trung
Chương trình đổi mới công nghệ sạch toàn cầu (GCIP) thúc đẩy một sự đổi mới và hệ sinh thái doanh nghiệp bằng cách xây dựng và phát triển các nhà doanh nghiệp trẻ, đổi mới công nghệ bằng cách xây dựng năng lực trong các tổ chức quốc gia và các tổ chức đối tác để thực hiện bền vững hệ sinh thái và phương pháp gia tốc của chương trình đổi mới công nghệ; và bằng cách hỗ trợ và làm việc với các nhà hoạch định chính sách quốc gia để tăng cường khung chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tham gia hội thảo và giới thiệu về dự án khởi nghiệp, bà Atchara Poomee giám đốc điều hành PAC Corporation (Thái Lan) cho biết, với ý tưởng thu nhiệt từ các cục nóng của điều hòa (hiện đang có rất nhiều ở các khu đô thị) để làm bình nước nóng, cắt giảm chi phí điện năng thì chỉ sau 6 tháng với mức đầu tư 1.500 đô la sẽ thu hồi được vốn và tiết kiệm được 2.400 đô la mỹ.
Các cục nóng điều hòa sản sinh ra nguồn nhiệt rất lớn, nếu tận dụng được chúng ta sẽ tiết kiệm được kha khá số tiền phải bỏ ra để làm nóng bình nóng lạnh. Ảnh IT
Bà Atchara Poomee cho biết, mục tiêu của công ty đến năm 2020 doanh số bán ra sẽ đạt được con số 20.000 sản phẩm với tổng doanh thu là 16 triệu đô la Mỹ và sẽ tiết kiệm được 220,82 GW. Thị trường của PAC Corporation sẽ được mở rộng sang Malaysia, Việt Nam, Philippines, Campuchia...
Chia sẻ về GCIP, bà Atchara Poomee cho rằng khi tham gia GCIP doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các dự án khởi nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn quỹ lớn, được tư vấn về các tiêu chuẩn của thị trường mời, có tiềm năng mở rộng thị trường ra nước ngoài và kết nối các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, ngoài giá trị kinh tế sẽ thu được những góp ý từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng để mỗi doanh nghiệp tự hoàn thiện mình hơn.
Bà Atchara Poomee, Giám đốc điều hành PAC Corporation (Thái Lan) trình bày ý tưởng thu nhiệt từ các cục nóng của điều hòa. Ảnh: Khương Trung
Ông Kevin Braithwaite - nhà quản lý của chương trình GCIP cho biết tất cả các doanh nghiệp đều ngạc nhiên về những hiệu quả tích cực của chương trình đem lại. Ông Kevin Braithwaite chia sẻ hiện nay chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ 65 quốc gia trên toàn thế giới. Và ông Kevin Braithwaite cho rằng càng nhiều các doanh nghiệp, tổ chức, đối tác tham gia và chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp thành công, chia sẻ các cách tiếp cận khác nhau và cùng nhau góp ý đưa ra những giải pháp đó là sự thành công của GCIP.
Trong tương lai, một phần không thể tách rời của GCIP là phát triển môi trường cho phép đổi mới và khuyến khích các phong trào khởi nghiệp. GCIP sử dụng phương pháp liên ngành và đa tầng nhằm xây dựng “hệ sinh thái bền vững” cho doanh nghiệp sáng tạo trong các doanh nghiệp nhỏ. Điều này đòi hỏi hỗ trợ các đối tác quốc gia để tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan chính phủ tập trung vào phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), công nghệ sạch và đổi mới.
Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu tại Đà Nẵng, Việt Nam trong các ngày 27 – 28/6/ 2018 sẽ thu hút sự tham gia của Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ, Bộ trưởng các nước, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Là một trong những cuộc họp toàn cầu quan trọng nhất về môi trường trong năm 2018, Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã và đang cho thấy tầm ảnh hưởng và tính hiệu quả của GEF góp phần vào phát triển bền vững trên toàn thế giới, đồng thời bảo vệ các mục tiêu chung toàn cầu.
Theo bà Naoko Ishii, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường toàn cầu, Kỳ họp lần này là “cơ hội để thế giới chung tay kiến tạo nên một hành tinh an toàn hơn, đảm bảo hơn và đáng sống hơn”. Bà Naoko Ishii cũng nhấn mạnh: “Kịch bản phát triển thông thường sẽ tạo ra thảm hoạ và thay đổi mang tính gia tăng sẽ không bao giờ đủ. Giải pháp duy nhất chính là quá trình chuyển đổi. Chúng ta cần phải thay đổi hệ thống lương thực, đô thị, năng lượng và chuyển đổi thành nền kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ, và đó chính là những gì GEF mong muốn thực hiện được trong tương lai”.
Theo Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Kỳ họp lần này “là dịp để từng quốc gia, từng cá nhân thể hiện bằng hành động, nhằm chung tay hiện thực hóa ước vọng của biết bao thế hệ người dân của các màu da, dân tộc về một Hành tinh có sức chống chịu tốt, bền vững và tràn đầy sức sống”.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.