Yên Mỹ làm rau VietGap

Thứ hai, ngày 28/03/2011 22:14 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Với hơn 35ha rau màu được Sở NNPTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi ngày HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Mỹ, Thanh Trì cung cấp cho thị trường Hà Nội từ 18-20 tấn rau sạch các loại.
Bình luận 0

Từ tháng 1.2010, HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Mỹ được chọn tham gia mô hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Cơ quan Hợp tác và phát triển quốc tế Canada (CIDA) hỗ trợ. Tham gia mô hình có 15 hộ trồng rau.

img

Các hộ dân trồng rau sạch ở xã Yên Mỹ được tập huấn thực hành VietGAP.

Bà Trương Thị Dung ở xóm 7 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết: “Khi được hướng dẫn về quy trình sản xuất rau VietGAP, chúng tôi cũng bỡ ngỡ vì cách làm tỉ mỉ hơn. Mua phân bón, thuốc BVTV đều phải ghi rõ địa chỉ nguồn gốc, người bán, người mua, chứ không mua bán tùy tiện”. Bà Nguyễn Thị Hoa - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã phân công cán bộ phối hợp với Ban quản lý HTX theo dõi, hướng dẫn bà con ghi chép đúng, đủ những gì mình đã làm hàng ngày. Cuốn sổ ghi chép giúp chúng tôi giám sát chặt chẽ, ngay cả khi không có mặt ở đó”.

Mỗi tháng HTX đều có một buổi họp để thảo luận, rút kinh nghiệm quá trình áp dụng thực hành sản xuất tốt giữa tổ công tác với HTX cùng nông dân, qua đó giúp các thành viên cách ghi chép, thống nhất các biện pháp kiểm soát tồn dư hoá chất, hàm lượng nitrat, vi sinh trong rau.

15 hộ tham gia cũng được chia thành 3 tổ, có tổ trưởng để theo dõi, giám sát tổ mình, nhằm phát hiện kịp thời những việc làm không đúng với quy trình VietGAP để khắc phục.

Tại đây, bà con được trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng cùng những vẫn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Ông Trần Đức Vinh - Chủ nhiệm HTX Yên Mỹ cho biết: Tham gia Dự án Sản xuất RAT theo quy trình VietGAP, các hộ còn được hỗ trợ một phần thiết bị vật tư như: Biển cảnh báo thuốc BVTV, hỗ trợ nâng cấp, cải tạo nhà sơ chế, kệ để hàng, bàn sơ chế sản phẩm...

Qua một năm thực hành, hầu hết nông dân tham gia mô hình đã nắm bắt và tuân thủ tương đối tốt các yêu cầu, kỹ thuật của sản xuất VietGAP. Về thành công của mô hình, ông Gilbert Parent - cố vấn trưởng Dự án CIDA đánh giá: “Tham gia vào quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân Yên Mỹ đã có nhận thức đúng đắn hơn trong quy trình sản xuất RAT. Đó sẽ là thành công đầu tiên để chúng tôi có thể tiếp tục triển khai các hợp phần tiếp theo trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm rau Yên Mỹ.”

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem