Hộ có đất sản xuất ít nhất là 2.000m2, hộ nhiều nhất có 3.000m2. Sau lớp tập huấn, mỗi hộ được Trạm BVTV thị xã hỗ trợ 500.000 đồng để mua thuốc, dụng cụ, cây giống để thực hiện mô hình; đồng thời ký hợp đồng quy định trách nhiệm của từng cá nhân tham gia trồng rau kèo nèo.
|
Ông Lê Văn Khơi thu hoạch rau kèo nèo. |
Ông Đặng Thanh Nhân - Chủ tịch Hội ND xã Tân Bình cho biết, kèo nèo là loại rau dễ trồng, từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch khoảng 1 tháng, mỗi đợt thu hoạch liên tục 30 ngày, trung bình 1 công (1.000m2) thu được 5 tấn rau/đợt, trừ chi phí, ND lãi khoảng 3,5 triệu đồng/công, 1 năm có thể trồng 5 đợt rau nên các hộ tham gia rất phấn khởi.
“Rau kèo nèo có thể chế biến nhiều món: Kèo nèo luộc chấm với kho quẹt hay nước cá kho; kèo nèo muối chua. Kèo nèo muối chua ăn với thịt kho, cá chiên. Kèo nèo luôn xuất hiện trong những món lẩu mắm Nam Bộ; canh chua của người miền Tây”.
Ông Lê Văn Khơi ở ấp Tân Phước, xã Tân Bình, là một trong 20 hộ tham gia mô hình kể: Trước đây đất này ông trồng lúa, nhưng hiệu quả rất thấp, 1 công đất chỉ thu khoảng 7 - 8 giạ lúa (khoảng 140 - 160kg), thời gian canh tác phải mất 3 tháng, trong khi trồng rau 1 tháng là có thu hoạch.
"Tôi được mô hình đầu tư trồng 2 công kèo nèo, đến nay đã thu hoạch 1 đợt, trừ chi phí lãi khoảng 7 triệu đồng, so với trồng lúa trồng kèo nèo thu lợi gấp 5 lần…" - ông Khơi hồ hởi nói. Ông Võ Hồng Ngọc ở gần đó cũng được đầu tư 3 công trồng kèo nèo, sau khi thu hoạch, ông thu lãi trên 10 triệu đồng. "Tôi rất thích mô hình này, vì nó dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao, điều tôi thích nhất là khi thu hoạch thương lái đến tận nơi thu mua, không phải sợ đắt đồng, ế chợ…".
Theo ông Đặng Thanh Nhân, để từng bước nhân rộng mô hình, sắp tới đây, Hội Nông dân xã sẽ thành lập tổ liên kết sản xuất rau kèo nèo, để bà con trong vùng có điều kiện tham gia. Hội ND cũng đã liên hệ với một số hợp tác xã trồng rau sạch ở thành phố chào hàng, nhằm tìm đầu ra bền vững cho rau kèo nèo.
P.V
Vui lòng nhập nội dung bình luận.