10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ, sẵn sàng tranh tài tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023

Hồng Nhân Thứ sáu, ngày 27/01/2023 14:20 PM (GMT+7)
Chiều 27/1/2023, tại ruộng Tịch điền thuộc xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), 10 con trâu tốt, trâu khỏe được các họa sĩ "trang điểm" rực rỡ để chờ tranh tài vào ngày mai (28/1).
Bình luận 0

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 2.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão (tức ngày 26 - 28/1/2023). Chiều 27/1, hàng trăm người dân đã có mặt tại ruộng Tịch điền để chiêm ngưỡng các họa sĩ trang trí cho các "lão" trâu.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 3.

Ông Trần Hữu Chiến (78 tuổi) đã có 6 năm tham gia vẽ trâu tại Lễ hội Tịch điền và nhiều lần thắng giải. Mỗi họa sĩ có một góc nhìn, một cách thể hiện khác nhau trên mình trâu. Những chú trâu được trang trí đẹp mắt, có tính sáng tạo sẽ đạt được các giải thưởng khác nhau. Trâu nào đẹp nhất sẽ được vua dùng để cày dưới đồng trong ngày Lễ Tịch Điền.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 4.

10 "lão" trâu tốt nhất, khỏe nhất được chọn để hóa trang thành linh vật năm Qúy Mão hoặc "trang điểm" rực rỡ, đầy màu sắc dưới bàn tay của các họa sỹ.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 5.

Đôi bàn tay khéo léo của các họa sỹ đã tạo nên những tác phẩm đẹp trên lưng các chú trâu.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 6.

Linh vật năm Quý Mão được họa sỹ vẽ cực kỳ độc đáo trên lưng các "lão" trâu.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 7.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, sáng ngày mùng 7 tháng Giêng chính hội có lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đón linh vị vua Lê Đại Hành từ đình Đọi Tam đi ra và lễ rước kiệu linh vị vua Lê từ trên chùa Đọi xuống chân núi. Tại đây 2 đoàn hợp nhất rước kiệu về sân Tịch điền làm lễ. Sau màn trống, múa rồng mừng hội, đọc văn trình, dâng hương, nghi trình cày tịch điền sẽ được diễn ra.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 8.

Dười bàn tay của các hoạ sĩ, những chú trâu được khoác lên mình lớp áo mới đầy sống động và nhiều màu sắc.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 9.

Mỗi năm các họa sỹ đều sáng tác theo đề tài chủ đề của năm đó. Năm nay một hoạ sĩ đã "hô biến" trâu trong hình ảnh một chú mèo, đồng thời có nhiều họa tiết, hoa văn thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Xuân.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 10.

Hàng trăm người dân cũng đã có mặt để chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật trên lưng trâu.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 11.

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức từ năm 2009, năm bắt đầu phục dựng lễ hội này. "Trâu đi hội" được chọn từ các thôn, xóm trong vùng để làm mẫu trang trí tham gia. Đàn trâu được tập kết tại bãi riêng, gần sân khấu chính nơi làm lễ hội Tịch Điền.

10 "lão" trâu được "trang điểm" rực rỡ để tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023 - Ảnh 12.

Nhưng chú trâu đẹp nhất, đạt giải được xuống ruộng cày vào sáng 28/1.

Được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế kỷ, Lễ hội Tịch điền (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) diễn ra vào ngày mùng 7 Tết hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có nguồn gốc từ rất xa xưa do vua Thần Nông khai mở.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem