Hàng không mẫu hạm bay
Những năm 1930, công chúng thế giới được chứng kiến hai hàng không mẫu hạm bay khổng lồ của hải quân Hoa Kỳ. Đó là hai chiếc khinh khí cầu có tên hiệu là USS Akron (ZRS-4) và USS Macom (ZRS-5) đã bị rơi khi gặp vùng nhiễu loạn khí quyển nhiễu.
Hai chiếc hàm không mẫu hạm bay Akron và Macon của hải quân Hoa Kỳ.
Được biết, Akron được phu nhân cựu tổng thống Mỹ Hoover đặt tên thánh khi nó được hoàn thiện vào năm 1931. Khinh khí cầu có chiều dài 239m. Hai năm sau, ngày 4.4.1933, nó đã thực hiện được 74 chuyến bay với tổng thời gian 1.700 giờ trên không trung. Akron khi bay tới bờ biển của New Jersey thì bất ngờ gặp bão khiến phần thân bị vỡ đồng thời rớt xuống Đại Tây Dương.
73 trong tổng số 76 phi hành đoàn và hành khách thiệt mạng. Đây được coi là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất của ngành vận tải bằng khinh khí cầu trong lịch sử nhân loại.
Cận cảnh chiếc tàu sân bay Akron ngạo nghễ, niềm tự hào của người Mỹ.
Trong khi "người chị em" của nó là Macon được coi là mẫu hạm không trung, được thiết kế năm 1933 với trọng lượng 106 tấn, chiều dài 239m và chiều cao 44,6m với tốc độ bay 140km/h, tải trọng lên đến 71 tấn. Macon có thể mang được 5 máy bay tiêm kích hai tầng cánh Curtiss F9C-2 Sparrowhark.
Năm 1935, Macon bị phá hủy do một trận bão tại bờ biển Big Sur thuộc California, may mắn phi hành đoàn đều an toàn.
Độ khổng lồ của chiếc mẫu hạm bay Macon so với những máy bay thông thường.
"Hai chị em" Akron và Macon được coi là những khinh khí cầu khổng lồ nhất thế giới cả về chiều dài lẫn khối lượng sử dụng nhiên liệu khí hydrogen.
"Quái" phi cơ ong bắp cày Focke-Wulf Triebflügel
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức đã nỗ lực phát triển máy bay chiến đấu có biệt danh “quái” phi cơ Focke-Wulf Triebflügel hay "quái vật bay ong bắp cày", phương tiện bay cất cánh thẳng đứng (VTO - Vertical Take-Off).
"Quái" phi cơ Focke-Wulf Triebflügel được bay thử nghiệm.
Chiến đấu cơ Focke Wulf Triebflügel được thiết kế theo mô hình cột thẳng đứng kể cả khi cất và hạ cánh, nhằm tăng tính cơ động sẵn sàng cất cánh trong các tình huống khẩn cấp, đồng thời giảm chi phí xây dựng các sân bay quân sự tại các chiến trường mới.
Loại máy bay này hoạt động được nhờ hệ thống động cơ 3 cánh quạt kiểu rotor quay được bố trí ở 2/3 thân tính từ mũi máy bay. Trên mỗi cánh của rotor thân của Focke Wulf Triebflügel các kỹ sư bố trí lắp đặt mỗi cánh 1 động cơ phản lực thẳng dòng (ramjet). Mỗi động cơ phản lực thẳng dòng này có đường kính 0,68 mét với khả năng cung cấp mỗi chiếc 840 kg lực đẩy.
Focke Wulf Triebflügel có thể cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng.
Mỗi chiếc Focke Wulf Triebflügel được trang bị 2 súng máy cỡ nòng 30 mm MK 103 (200 viên mỗi lần xuất kích); 2 súng máy 20 mm NG 151 (250 viên).
Tuy nhiên, kế hoạch trên của Đức ngay sau đó đã bị hủy bỏ bửi các cánh quạt và động cơ hạ cánh rất khi được gắn vào nhau sẽ rất khó tiếp đất.
"Siêu tăng" Sa Hoàng Tsar
"Siêu tăng" Sa Hoàng Tsar còn được biết đến với biệt danh "Dơi muỗi" vì hình dạng của nó tựa như một con dơi dơi đang đậu trên cành cây, với 2 bánh to phía trước và 1 bánh chập 3 ở phía sau.
Đồ họa của "siêu tăng" Sa Hoàng.
Nó còn được gọi với tên "Tăng Lebedenko" được người Nga nghiên cứu và phát triển những năm 1916 - 1017. Loại chiến xa đồ sộ này không sử dụng hệ thống bánh xích như các loại thiết giáp thông thường.
Hai bánh trước của tăng Sa Hoàng có đường kính gần 9 mét mỗi chiếc, hệ thống bánh sau nhỏ hơn nhiều lần (1,5 mét). Phần thân ngang của chiến xa dài tổng cộng 12 mét. Hai bên sườn, tháp pháo bên trên được trang bị đại bác và súng máy tấn công. Tổng trọng lượng của một cỗ tăng Sa Hoàng nặng khoảng 40 tấn; dài 17,8 m; cao 10 m; rộng 9 m, kíp lái 9 người, tốc độ chỉ đạt 17 km/giờ.
Một chiếc Tsar ngoài đời thực.
Tháng 8.1971, chiếc chiến xa đầu tiên lần đầu được mang ra thử nghiệm. Nhưng khi vận hành, bánh sau có xu hướng bị kẹt trong các vùng đất yếu, các khe rãnh và bánh trước đôi lúc không thể kéo cả xe ra khỏi đống lầy.
Vì thiếu tính di động, khi vận hành trên các địa hình nhiều chướng ngại vật, nơi có địa hình lún như đầm lầy, bãi ngập nước, vì thân hình độ sộ cùng kết cấu phân bố lực kéo không đều dễ làm cho cỗ máy này trở lên vô dụng, siêu tăng dễ trở thành mục tiêu sống của đối phương.
Quá cồng kềnh nên Tsar không được trọng dụng.
Thực tế chứng minh rằng cỗ máy chiến tranh đồ sộ này dễ trở thành “mồi ngon” cho những cỗ pháo hạng nặng của quân đội đối phương khi nó vận hành trên chiến trường.
Sau khi dự án chế tạo hàng loạt tăng Sa Hoàng bị huỷ bỏ vào năm 1917, một trong hai cỗ chiến xa đồ sộ duy nhất của người Nga được bỏ lại ngay tại nơi tiến hành những thử nghiệm đầu tiên, vị trí này nằm cách thủ đô Moscow ngày nay khoảng 60km.
"Siêu tăng" Tsar đã trở thành phế liệu tái chế sau khi bị lãng quên.
Năm 1923, một cỗ xe tăng đặc biệt loại này đã bị tháo bỏ ra từng phần để lấy phế liệu tái chế, đánh dấu chấm hết hoàn toàn cho một công trình vũ khí đặc biệt của người Nga trong Chiến tranh thế giới lần I.
Xe gắn máy đại bác
Đây là kiểu đại bác được người Pháp sử dụng tại chiến trường Việt Nam vào những năm 50. Ý tưởng về chiếc xe gắn máy đại bác này ra đời từ thực tế thiếu kinh phí ở Pháp nên không thể chi viện vũ khí tiên tiến hơn cho chiến trường và không thể phát minh ra một vũ khí tinh nhuệ hơn.
Chiếc gắn máy đại bác độc đáo của quân đội Pháp.
Xe gắn máy được trang bị súng máy 75mm. Thế nhưng để nạp đạn cho khẩu đại bác này không hề đơn giản, đặc biệt khi khai hỏa sẽ gặp vấn đề về sức giật của pháo khi được bắn ra. Chính vì vậy, công trình này đã trở nên bế tắc và không thể sử dụng được trong thực tiễn.
Xe tăng một bánh
Loại xe tăng một bánh độc đáo này do người Đức phát minh những năm 1930, bề ngoài giống như một chiếc đĩa bay. Khi chiếc "đĩa bay" được dựng đứng lên đồng thời đóng vai trò là bánh của xe. Phía sau hai bên có 2 bánh nhỏ phụ trợ giúp giữ thăng bằng cho xe.
Mô hình thiết kế xe tăng một bánh trên một tạp chí chuyên ngành.
Thực tế, ý tưởng về loại xe tăng một bánh này đã xuất hiện từ trước Thế chiến thứ Nhất, cho thấy sức tưởng tượng phong phú của con người. Tuy vậy, do điều kiện hạn chế về kỹ thuật nên vẫn chưa thể cho ra đời một chiếc xe tăng độc đáo ngoài đời thực.
Xe tăng xoắn
Đây là mẫu xe tăng có thể đi lại trên mọi địa hình do Liên Xô cũ sản xuất, có tên hiệu SHN-1. Loại xe này có thể phù hợp với mọi loại địa hình cũng như chống chọi với các kiểu thời tiết khắc nghiệt.
Những hình ảnh tài liệu về chiếc xe tăng xoắn độc đáo.
Xe tăng có đặc điểm không dùng đến bánh cũng như dây xích mà sử dụng hai trục xoắn ốc được trang bị giúp xe di chuyển. Chính cấu tạo này giúp xe có thể vượt qua được các địa hình như tuyết, băng và cả trên mặt nước mà những loại xe thông thường không thể vận hành được.
Địa hình vùng Siberia thực sự rất phù hợp với loại xe tăng xoắn như vậy. Thế nhưng những gì mà loại xe này làm được chỉ có vậy, bởi nó có thể đi trên dạng địa hình gồ ghề nhưng lại "bó tay" với địa hình bằng phẳng. Không những thế, trọng lượng của xe quá nặng, vận hành lại chậm chạp và đặc biệt sử dụng quá nhiều nhiên liệu dầu, do đó đã không được sử dụng.
Robot bộ hành
Đây có vẻ như một nhân vật bước ra từ phim ảnh, nhưng trên thực tế "nhân vật" 4 chân này đã từng xuất hiện trên đời. Cỗ máy này do người đàn ông có tên Ralph Mosher thiết kế và được chính thức thử nghiệm lần đầu vào năm 1968 với chức năng vận chuyển khí tài trên các địa hình cực kỳ hiểm trở. Loại robot này do một người điều khiển thông qua chuyển động của chân và tay và sử dụng hệ thống thủy lực.
Cận cảnh robot vận hành tại Bảo tàng giao thông Virginia.
Đáng buồn là robot vận hành chưa bao giờ được đưa vào sử dụng trong thực tiễn. Nhưng với những người hiếu kỳ vẫn có thể tận mắt chứng kiến nguyên mẫu robot bộ hành tại Bảo tàng giao thông Virginia nước Mỹ.
Robot bộ hành có trọng lượng 1,4 nghìn tấn và có thể chạy với tốc độ 5 dặm/h (khoảng 8km/h) .
Tàu sân bay Charles de Gaulle
Trong danh sách 10 vũ khí quân sự thảm bại thì tàu sân bay là phát minh hiện đại và gần đây nhất. Charles de Gaulle được chế tạo năm 1986 với trọng tải lên đến 40.000 tấn, với tổng trị giá là 4 tỉ USD, được coi là hàng không mẫu hạm thứ 10 và tàu trên biển được trang bị vũ khí hạt nhân đầu tiên của người Pháp.
Chiếc tàu sân bay khổng lồ của người Pháp.
Đây đồng thời là hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất mang vũ khí hạt nhân được lắp ráp ngoài biên giới nước Mỹ.
Đáng tiếc là Charles de Gaulle lại có vận tốc thua xa so với những mẫu hạm mà nó thay thế vốn chạy bằng hơi nước. Bởi mẫu hạm này chạy bằng chân vịt, trong khi chân vịt chạy không ổn, công ty sản xuất ra loại tàu sân bay này cũng đã ngừng hoạt động.
Charles de Gaulle tỏ ra thua kém những mẫu hạm mà nó thay thế nên có kết cục buồn.
Hơn nữa, động cơ và lò phản ứng hạt nhân do được thiết kế thiếu tính toán và lắp đặt không đồng bộ khiến dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Thậm chí boong tàu được thiết kế sai lệch nên không thể sử dụng để bảo vệ cho mẫu hạm khổng lồ này.
Ba lô hỏa tiễn
Loại ba lô hỏa tiễn này được thiết kế để cho phép người lính di chuyển một cách an toàn qua các địa điểm có khoảng cách gần.
Chiếc ba lô hỏa tiễn giúp lính di chuyển được khoảng cách xa nhất là 34m.
Phát minh này có thể coi như một bước tiến của khoa học quân sự và thực sự hứa hẹn khi lần đầu nó được thử nghiệm vào thập niên 1960. Cha đẻ của phát minh trên là kỹ sư Moore với kinh phí 250.000 USD.
Thực tế là vào tháng 10.1961, ba lô hỏa tiễn đã được trình lên Tổng thống Mỹ John F.Kennedy tại buổi diễn tập quân sự quy mô ở khu căn cứ Fort Bragg, ba lô hỏa tiễn đã thực hiện pha bay trên không trong 13 giây với khoảng cách 34m.
Nó lần đầu được giới thiệu vào những năm 1960.
Thế nhưng, đến giữa thập niên 1960, quân đội Hoa Kỳ đã tỏ ra chán ngán với phương tiện này bởi tầm hoạt động có giới hạn và không thực sự khả dụng khi nó chỉ thực hiện được những cú bay trong vòng 21 giây với khoảng cách 120m. Hơn nữa, người sử dụng phải trải qua thời kỳ đào tạo chuyên ngành nên khá phức tạp. Vì vậy phát mình này đã bị lãng quên.
Súng Puckle
Loại súng Puckle do nhà văn kiêm luật sư người Anh James Puckle phát minh. Sản phẩm trên được Puckle đặt tên là súng phòng vệ, tuy vậy người ta đã lấy tên ông đặt tên cho loại súng này là súng Puckle. Dù sao thì loại súng này cũng chết yểu.
Chiếc súng bắn nhiều phát.
Ban đầu, súng Puckle được tạo ra với ý đồ chống lại những kẻ thù của người Thiên chúa giáo, sau đó là những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nó đã không bao giờ có cơ hội để thực hiện sứ mạng được kỳ vọng.
Loại súng này có chân máy, kịp nóng đơn và một xi lanh quay bắn nhiều phát, có thể bắn liền 63 viên đạn trong vòng 7 phút, vượt trội hơn hẳn với những loại súng thông thường chỉ có thể bắn được 3 viên/phút, không khác gì loại súng trường của quân đội.
Cận cảnh các chi tiết của súng Puckle.
Súng Puckle không thu hút được các nhà đầu tư và cũng không bao giờ được sản xuất đại trà hay bán cho lực lượng vũ trang nước Anh.
Long Hy (WZA)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.