1.000 năm đồ chơi truyền thống

Chủ nhật, ngày 19/09/2010 12:31 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hội thảo "Đồ chơi truyền thống Hà Nội những bước đi sau 1.000 năm Thăng Long" vừa diễn ra tại Đan Phượng, Hà Nội, do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ trẻ em Cenforchil phối hợp tổ chức.
Bình luận 0

Hội thảo tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chính quyền, các nghệ nhân để đề ra giải pháp bảo tồn và phát triển nghề làm đồ chơi truyền thống. Nhiều loại đồ chơi truyền thống được trưng bày như rối nước, diều, tò he, đèn ông sao, đèn kéo quân, tiến sĩ giấy, chuồn chuồn tre… đã thu hút đông đảo các em thiếu nhi và phụ huynh tham gia.

img
Các em nhỏ thích thú với những đồ chơi truyền thống.

Anh Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Câu lạc làng tò he Xuân La nói: "Hiện nay những nghệ nhân sống được bằng nghề còn lại rất ít. Mặc dù nhà nước có chính sách bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống nhưng những nghệ nhân không thể chỉ làm ở làng mình được, họ phải đi khắp nơi để hành nghề kiếm sống. Nghệ nhân làm tò he lại đang bị coi là những người bán hàng rong nên gặp rất nhiều khó khăn khi hành nghề. Đề nghị nhà nước nên cấp giấy phép hành nghề cho các nghệ nhân".

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến để giữ gìn phát triển các làng nghề sản xuất đồ chơi truyền thống như: Cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, thực trạng hiện tại của các làng nghề; tăng cường thúc đẩy bảo tồn các làng nghề sản xuất đồ chơi truyền thống; thúc đẩy các hoạt động sản xuất đồ chơi truyền thống; thúc đẩy thị trường đồ chơi truyền thống; truyền thông rộng rãi, quảng bá hình ảnh đồ chơi truyền thống Việt Nam… Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan có chức năng xây dựng những chương trình nhằm bảo tồn những làng nghề chuyên sản xuất đồ chơi truyền thống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem