160 cuộc tấn công vào đông nam Ukraine: Nỗi sợ hãi gia tăng vì nhà máy điện hạt nhân nằm dưới làn đạn

Minh Nhật (theo NY Post) Thứ hai, ngày 23/01/2023 09:05 AM (GMT+7)
Các quan chức Ukraine một lần nữa cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra sau khi Nga tăng cường pháo kích vào khu vực Zaporizhzhia - nơi có nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu - trong vài ngày qua.
Bình luận 0
Nỗi sợ hãi gia tăng vì nhà máy hạt nhân Ukraine lại bị đe dọa dưới làn đạn  - Ảnh 1.

Quân đội Nga cho biết hôm 21/1 rằng họ đã thực hiện hơn 160 cuộc tấn công tên lửa vào khu vực phía đông nam của Ukraine. Ảnh AP

Quân đội Nga cho biết hôm 21/1 rằng họ đã thực hiện hơn 160 cuộc tấn công bằng tên lửa vào khu vực phía đông nam của Ukraine. Các quan chức địa phương ở Ukraine cho biết ít nhất một phụ nữ đã thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Oleksandr Starukh, thống đốc của khu vực tuyên bố trên Telegram rằng: “Trong ngày qua, đạn pháo của Nga đã bao phủ 21 thị trấn và làng mạc của vùng Zaporizhzhia. Chúng tôi đã sống sót sau 166 vụ pháo kích. 18 ngôi nhà đã bị phá hủy".

Trong khi đó, tình hình tại nhà máy điện hạt nhân do Nga nắm giữ trong khu vực đang trở nên tồi tệ hơn, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết.

“Tình hình thực sự đang xấu đi. Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn không chỉ vì trạng thái tinh thần của các chuyên gia Ukraine còn lại mà còn do tình trạng của các thiết bị", ông Galushchenko nói trên truyền hình Ukraine.

Các công nhân Ukraine vẫn ở lại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sau khi nó bị lực lượng Nga kiểm soát hồi tháng Ba. Nhà máy khổng lồ này đã nhiều lần gây lo ngại vì có khả năng xảy ra thảm họa hạt nhân khi các cuộc giao tranh ác liệt diễn ra xung quanh nó. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đã đến thăm nhà máy vào tháng 9 năm ngoái và nhận thấy tình hình "bấp bênh" ở đây.

Energoatom, công ty năng lượng hạt nhân của Ukraine cáo buộc, các lực lượng Nga tiếp tục xây dựng các công sự quân sự tại nhà máy.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cũng đã làm việc để thiết lập một vùng an toàn xung quanh nhà máy.

“Khi cuộc chiến bi thảm này bước sang năm thứ hai, chúng ta phải tiếp tục làm mọi thứ có thể để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng có thể gây ra nhiều đau khổ và hủy diệt hơn nữa cho người dân Ukraine”, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano cho biết trong một tuyên bố vào đầu tháng này.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem