4 năm sau vụ MH370, kẽ hở để máy bay dễ dàng biến mất vẫn còn nguyên

Đăng Nguyễn - Bloomberg Thứ năm, ngày 08/02/2018 10:55 AM (GMT+7)
Ở thời đại mọi người có thể biết vị trí của mình vào bất cứ lúc nào bằng điện thoại thông minh, ngành công nghiệp hàng không thế giới vẫn chưa thể làm được điều tương tự.
Bình luận 0

img

Máy bay MH370 mất tích vẫn là bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không hiện đại.

Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích bí ẩn cùng 239 người trên khoang vào ngày 8.3.2014, dẫn đến nhiều quy định mới về an toàn hàng không.

Nhưng gần 4 năm đã trôi qua và các máy bay thương mại vẫn có thể dễ dàng biến mất không dấu vết, theo Bloomberg.

Đó là bởi quy định mới yêu cầu máy bay phải thông báo vị trí mỗi một phút chưa thể có hiệu lực cho đến năm 2021. Máy bay MH370 mất tích vẫn là bí ẩn lớn nhất ngành hàng không hiện đại và cuộc tìm kiếm một lần nữa khởi động lại hồi tháng trước.

Bloomberg nhận định, ở thời đại mà mọi người có thể theo dõi vị trí điện thoại iPhone hay Samsung Galaxy vào bất cứ thời điểm nào, ngành hàng không thế giới vẫn chưa tích hợp công nghệ này cho chuyến bay chở 4 tỷ lượt hành khách mỗi năm.

img

Đài kiểm soát không lưu Singapore ngày 7.2.

“Bạn không thể dám chắc rằng MH370 sẽ không lặp lại, bởi vì điều này hoàn toàn có thể xảy ra”, David Stupples, giáo sư hệ thổng điện tử và radio tại Đại học London, Anh nói. “Cho đến năm 2040 hoặc 2050, vẫn còn một lượng lớn máy bay cất cánh mà không có hệ thống giám sát”.

Năm ngoái, một vài hãng hàng không như Malaysia Airlines, Singapore Airlines Ltd., Qantas Airways Ltd. and Qatar Airways và chấp nhận quy định yêu cầu máy bay phát tín hiệu về vị trí mỗi 15 phút.

Nhưng với vận tốc lên tới 900 km/giờ, khoảng thời gian 15 phút là đủ để máy bay mất tích trong khu vực rộng 170.000km2, tương đương bang Florida, Mỹ.

Ngược lại, nếu máy bay phát tín hiệu thông báo vị trí mỗi phút thì phạm vi tìm kiếm chỉ còn 748km2, giảm tới 227 lần.

“Ngành công nghiệp hàng không đã bắt đầu bước đi chiến lược để đảm bảo an toàn, nhưng vẫn còn rất miễn cưỡng”, Tom Schmutz, giám đốcFlyht Aerospace Solution nói với Bloomberg. “Vấn đề này còn mâu thuẫn với lợi nhuận”.

img

Mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy năm 2015.

Theo quy định mới sẽ có hiệu lực vào năm 2021, các máy bay sẽ tự động chuyển sang chế độ thông báo vị trí mỗi phút khi hệ thống phát hiện dấu hiệu bất thường, như trục trặc kỹ thuật, máy bay bất ngờ đổi hướng do bị không tặc hoặc phi công bất tỉnh.

Phi công không thể tắt hệ thống này một khi nó tự động kích hoạt, theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Hệ thống sẽ tự động tắt khi máy bay trở về trạng thái bình thường.

Nhưng phi công có thể tắt được hệ thống này nếu vô tình kích hoạt bằng tay. Bloomberg nhận định, việc định vị máy bay thương mại mỗi phút rõ ràng sẽ tiêu tốn thêm chi phí và tài nguyên internet hơn, vì dữ liệu truyền phát lớn hơn. Đó là thách thức lớn đối với ngành hàng không thế giới.

Có thể nói, 7 năm chậm trễ để áp dụng quy định an toàn mới sau thảm kịch MH370 năm 2014, ngành hàng không thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức để áp dụng quy định một phút, theo Bloomberg.

Tàu tìm kiếm MH370 cố tình “mất tích” vì kho báu khổng lồ?

Tàu tìm kiếm MH370 “mất tích bí ẩn” từ ngày 31.1, mới đây đã đột ngột xuất hiện trở lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem