Cụ thể, từ ngày 1/4/2020, những tờ báo, tạp chí bị thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí gồm: Báo Người cao tuổi (in và điện tử) và Tạp chí Người cao tuổi thuộc Hội Người cao tuổi Việt Nam;
Báo Bóng đá (in và điện tử) thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt nam; Báo Năng lượng mới (in và điện tử) thuộc Hội Dầu khí Việt Nam;
Báo Thời báo Mê Kông và Tạp chí Hợp tác và Phát triển thuộc Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.
Với trường hợp của Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, việc thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí in có hiệu lực từ ngày ký là ngày 10/2.
Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo T.Ư, trong 11 tháng năm 2019, cả nước giảm 18 cơ quan báo chí so với năm 2018. Tới 30/11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí. (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng cấp phép hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí gồm: Tạp chí Người cao tuổi thuộc Hội Người cao tuổi Việt Nam; Tạp chí Bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt nam; Tạp chí Năng lượng mới thuộc Hội Dầu khí Việt Nam; Tạp chí Mekong - ASEAN thuộc Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.
Đây là một trong những động thái nhằm thực hiện theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Trước đó, vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 (Quyết định số 362/QĐ-TTg), đảm bảo sắp xếp hệ thống báo chí tinh gọn, hiệu quả để phát triển hệ thống báo chí in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo T.Ư, trong 11 tháng năm 2019, cả nước giảm 18 cơ quan báo chí so với năm 2018. Tới 30/11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí.
Trong đó, có 179 báo (83 báo T.Ư và 96 báo địa phương), 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Cả nước có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình với 2 đài quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 93 kênh truyền hình.
Tổng doanh thu báo in và báo điện tử trong năm 2019 ước đạt 4.923 tỉ đồng (báo in 3.508 tỉ đồng, giảm 3,9% so với năm 2018; báo điện tử 1.415 tỉ đồng, tăng 13,38% so với năm 2018). Tổng doanh thu của 72 đài phát thanh truyền hình là 11.394 tỉ đồng, trong đó doanh thu quảng cáo là 9.067 tỉ đồng.
Cả nước hiện có 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong đó có 20.407 người được cấp thẻ nhà báo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.