40 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật

Lê Chiên Thứ hai, ngày 04/07/2016 16:43 PM (GMT+7)
Đó là quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01.6. 2016 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 6.7.2016.
Bình luận 0

Theo đó, có 24 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản: Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Chloramphenicol, Chloroform Chlorpromazine, Dimetridazole, Colchicine, Dapsone, Dimetridazole, Metronidazole,, Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone),  Ronidazole, Green Malachite, Ipronidazole,  Các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex), Gentian Violet (Crystal violet), Trifluralin, Cypermethrin, Cypermethrin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nhóm Fluoroquinolones.

img

Ảnh minh họa.

Có 16 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật trên cạn: Chloramphenicol, Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran, Dimetridazole, Metronidazole, Dipterex Ciprofloxacin, Ofloxacin, Carbadox, Olaquidox, Olaquidox, Bacitracin Zn, Green Malachite, Gentian Violet, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Diethylstilbestrol (DES)

Đối với các sản phẩm quy định tại phần C của Phụ lục IC Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT có Giấy chứng nhận lưu hành hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày 16.7.2016 đến hết ngày 31.01.2017, được phép lưu hành đến hết ngày 31.01.2017.

Để tiếp tục lưu hành sản phẩm sau ngày 31.01.2017, cơ sở phải nộp hồ sơ đăng ký lại theo quy định của pháp luật về quản lý chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày 16.7.2016.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem