Do cấu tạo sinh lý khác nhau, nam giới chỉ cần dùng tay là có thể tự thỏa mãn, còn phụ nữ thì cần phải có dụng cụ hỗ trợ tinh tế hơn, đó là những công cụ mô phỏng sinh thực khí nam. Những công cụ giải tỏa tình dục cho phụ nữ này được miêu tả cặn kẽ, chi tiết, trong các hình vẽ Xuân cung đồ và “tiểu thuyết diễm tình” thời Minh-Thanh. Dưới đây là 5 “bảo bối” chính của phụ nữ Trung Hoa cổ đại.
1. Giác tiên sinh
“Giác tiên sinh” có nghĩa là “ông sừng”, có lẽ vì hình dạng nó có độ cong như cái sừng chăng? Dụng cụ này còn gọi “Nam hình” (cái khuôn giống đực), “Án ma bổng” (gậy tẩm quất). Giác tiên sinh mô phỏng theo hình dạng sinh thực khí nam với quy đầu hơi vểnh lên, bên trong rỗng để đựng nước ấm.
Truyện Nhục bồ đoàn, được viết năm Thuận Trị thứ 14 đời Thanh (1657) có nhắc đến vật này. Thời điểm đó, “Ông sừng” được bày bán công khai trong cửa hàng. Truyện Lâm Lan Hương viết năm Đạo Quang thứ 18 (1838) cho biết thêm thuở ấy ở kinh sư có người họ Chu chuyên nghề tạo tác Giác tiên sinh, làm ăn rất thịnh vượng.
2. Quảng Đông nhân sự
Quảng Đông nhân sự cũng là mô phỏng sinh thực khí nam, nhưng hình thù uốn lượn và có mấu nổi u nần bề thế. Trúc Lâm dã sử của Si Đạo Nhân đời Thanh mô tả nó dài khoảng 4, 5 thốn (một thốn thời xưa bằng một lóng tay, chừng 3cm). Mỗi lần sử dụng thì ngâm trước trong nước nóng, buộc dây vào đàng gốc của nó, sao cho hai đầu dây có thể ngoéo vào ngón chân. “Cơ chế” tuy có phần phức tạp hơn Giác tiên sinh, nhưng Quảng Đông nhân sự được đánh giá là có hiệu quả cao hơn nhiều, mang lại cảm giác gấp bội.
3. Miến linh
“Miến linh” có nghĩa là “Quả chuông Miến Điện”, vì được du nhập từ Miến Điện, đây là dụng cụ đặc sắc nhất. Theo như miêu tả trong tiểu thuyết Kim Bình Mai (được viết vào khoảng từ 1568 đến 1602, thuộc đời Minh), thì vật này tựa trái ping-pong, khi cho vào âm đạo, có thể điều khiển để nó chuyển động, tạo nên khoái cảm. Tú Tháp dã sử kể chuyện chăn gối của đôi vợ chồng Đông Môn Sinh và Kim thị, của Lữ Thiên Thành (1580-1618), nhà văn kiêm phê bình văn học, kiêm kịch tác gia đời Minh, có đoạn tả một người đẹp sử dụng Miến linh, nhiều lần đạt đỉnh cao trào rất ư chi tiết.
Theo các ghi chép thời Minh thì dụng cụ này là dị bảo, rất đắt tiền, giá đến vài trăm lạng vàng, người thường khó lòng tậu được.
4. Nhục thung dung
Đây là một vị thảo dược, Đông y cho rằng nó có tính cường dương tráng thận. Thân nó mang lá hình vẩy, rất mềm mại. Theo sách Ngũ tạp trở đời Minh, phụ nữ khi gặp loại cây mọc hoang có hình thù đặc dị này thường dễ dàng liên tưởng đến dương cụ, mà quả là nó cũng mềm mại dễ chịu, nên người ta thường dùng nó để thủ dâm.
5. Song đầu dâm cụ
Cũng phỏng theo sinh thực khí nam, nhưng như tên gọi, nó có hai đầu. Là dụng cụ dùng cho giới đồng tính nữ sử dụng. Trong Bí hý đồ khảo có vẽ lại công cụ này. Nó được chế tác từ gỗ hoặc bằng ngà, có hai đầu dây để điều khiển.
Ngoài các dụng cụ kể trên, trong các tiểu thuyết đời Minh-Thanh còn ghi lại nhiều thủ pháp khác để người nữ tìm khoái cảm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.