5 quốc gia sẽ thống trị kinh tế thế giới vào năm 2030

Hà Phương (Theo The National Interest) Thứ hai, ngày 07/01/2019 20:55 PM (GMT+7)
Với sự phát triển của các nền kinh tế hiện nay, danh sách những quốc gia có vị thế thống trị kinh tế thế giới sẽ bị thay đổi vào năm 2030.
Bình luận 0

Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức là 5 quốc gia thống trị kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc chiến dành vị trí trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rất khốc liệt bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của những nền kinh tế khác. Dưới đây là 5 quốc gia sẽ dẫn đầu kinh tế thế giới năm 2030.

Mỹ

img

Là nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ có nhiều lợi thế

Là nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ có nhiều lợi thế. Không giống như Trung Quốc, kinh tế Mỹ đã chuyển từ sản xuất sang dịch vụ, nhờ đó giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khả năng khai thác dầu cũng giúp Mỹ không phụ thuộc vào thị trường năng lượng thế giới và ổn định Trung Đông. Hơn nữa, giá trị đồng USD hiện tại cũng giúp Mỹ vẫn là nền kinh tế mạnh nhất thế giới, và quốc gia này có thể sẽ tiếp tục thống trị kinh tế trong khoảng thời gian dài nữa.

Trung Quốc

img

Đến năm 2030, Trung Quốc vẫn nằm trong số năm nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Trung Quốc hiện đã vượt qua Mỹ về tổng sản phẩm nội địa quy đổi theo sức mua tương đương (PPP GDP). Đây chỉ là một công cụ đo sự thịnh vượng, bởi đa số người Trung Quốc vẫn còn nghèo đói. Đến năm 2030, Trung Quốc vẫn nằm trong số năm nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, nhưng không thể nào vượt qua được Mỹ về GDP bình quân đầu người. Hai bất lợi chính mà Trung Quốc cần đối mặt là cải cách hệ thống ngân hàng bởi nợ xấu và hướng tới xã hội lấy người tiêu dùng làm trung tâm.

Ấn Độ

Xét về PPP GDP, Mỹ và Trung Quốc đều là những nền kinh tế có số liệu gấp hơn hai lần Ấn Độ. Dù vậy, Ấn Độ sẽ khó bị thay thế trong nhóm năm nước này. Ấn Độ có nhiều lợi thế, trong khi bất lợi thì hoàn toàn xử lý được, và khác với hầu hết các nước trên thế giới, Ấn Độ là một quốc gia có dân số khá trẻ. Đây cũng là nước có cơ sở hạ tầng cần thiết để trở thành nền kinh tế của thế kỷ 21.

Theo như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ấn Độ không có gánh nặng nợ chính phủ so với GDP – yếu tố gây kìm hãm tăng trưởng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt đẹp với quốc gia này ở thời điểm hiện tại, khi Ngân hàng Thế giới xếp Ấn Độ ở vị trí 130 về môi trường kinh doanh. Thực tế, đây cũng là cơ hội tăng trưởng cho quốc gia này, bởi một nền kinh tế lớn như Ấn Độ sẽ chỉ cần một vài thay đổi nhỏ để tiếp tục phát triển.

img

 ​​​​Ấn Độ có cơ sở hạ tầng cần thiết để trở thành nền kinh tế của thế kỷ 21.

Nhật Bản

img

Nhật Bản vẫn sẽ không bị thay thế trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhật Bản đang ở vị trí khá mong manh khi kinh tế Nga, Brazil, Indonesia đang đuổi theo rất nhanh, và Mexico cũng đang tăng trưởng mạnh. Nhật Bản đang gánh chịu gần như mọi bất lợi về kinh tế. Dân số nước này đang già đi nhanh chóng, chính phủ đang nợ nần nghiêm trọng, và chính sách tiền tệ thì nới lỏng trong vòng hai thập kỷ nay. Dù trì trệ như vậy, Nhật Bản vẫn sẽ không bị thay thế trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Indonesia

Indonesia có thể sẽ vượt qua cả Nga và Brazil, và thậm chí chiếm vị trí của Đức vào khoảng năm 2030. Với tăng trưởng chỉ 2% mỗi năm, Đức sẽ khó chống trả lại được những nền kinh tế khác đang đuổi theo rất nhanh. Cũng giống như Ấn Độ, Indonesia có rất nhiều lợi thế, bao gồm dân số trẻ (độ tuổi trung bình khoảng 28) và vị trí địa lý thuận lợi giữa Trung Quốc, Úc và Ấn Độ, điều này có nghĩa là Indonesia sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của cả ba quốc gia đó. Theo IMF, kể cả nếu kinh tế Trung Quốc chậm lại, con đường tăng trưởng của Indonesia cũng sẽ không hề gặp khó khăn.

img

Indonesia có thể sẽ vượt qua cả Nga và Brazil, và thậm chí chiếm vị trí của Đức vào khoảng năm 2030.

Như vậy, danh sách 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới có chút thay đổi. Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những nền kinh tế vững mạnh. Và dù cho những quốc gia khác đang chạy đua rất nhanh, Nhật Bản vẫn giữ nguyên vị trí của mình, trong khi Đức sẽ có khả năng bị Indonesia đánh bật khỏi danh sách.

Tại sao Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay?

Dù từng hứng chịu khủng hoảng kinh tế, Mỹ vẫn là đất nước thống trị nền kinh tế toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem