5 vấn đề đau đầu lãnh đạo NATO phải quyết tại Hội nghị thượng đỉnh ở Litva, Nga-Ukraine thấp thỏm

Phương Đăng (theo Eurasiareview) Thứ ba, ngày 11/07/2023 20:32 PM (GMT+7)
Xung đột Nga-Ukraine đã củng cố sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương và lý do tồn tại của NATO. Hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra tại thủ đô Vilnius của Litva trong 2 ngày 11-12/7. Dưới đây là 5 vấn đề chính, bao gồm triển vọng gia nhập NATO của Ukraine chắc chắn sẽ thống trị các cuộc thảo luận tại hội nghị.
Bình luận 0
5 vấn đề đau đầu lãnh đạo NATO phải quyết tại Hội nghị thượng đỉnh ở Litva, Nga-Ukraine thấp thỏm - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh IT

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của NATO, Tổng thư ký Stoltenberg hôm 10/7 đã đề xuất cắt giảm thủ tục gia nhập cho Ukraine tức là bỏ qua yêu cầu về Kế hoạch Hành động Thành viên (MAP) cho Ukraine trong lộ trình gia nhập NATO.

"Việc chúng ta cùng nhau làm rõ rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO, loại bỏ MAP với nước này, sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ và tích cực tới Kiev", ông Stoltenberg nói.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cùng ngày cũng thông báo trên Twitter rằng, NATO đã đồng thuận loại bỏ MAP khỏi lộ trình kết nạp nước này.

"Tôi hoan nghênh quyết định được chờ đợi từ lâu này sẽ rút ngắn con đường gia nhập NATO của chúng tôi", ông Kuleba cho biết.

Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky đã lên tiếng phản đối điều mà ông coi là những phát biểu yếu ớt xung quanh việc Ukraine xin gia nhập NATO.

Ông viết Telegram trước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh với tư cách khách mời đặc biệt: "Thật là chưa từng có và vô lý khi khung thời gian không được ấn định, cả lời mời lẫn tư cách thành viên của Ukraine".

Trong khi đó, Nga cảnh báo, việc Thụy Điển vào NATO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của nước này đồng thời cảnh báo Moscow sẽ có biện pháp đáp trả phù hợp.

"Những hậu quả tiêu cực đến an ninh Nga là rõ ràng", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận về khả năng Thụy Điển gia nhập NATO ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO và cho biết Nga đang cân nhắc các biện pháp đáp trả.

Dưới đây là 5 vấn đề chính, bao gồm triển vọng gia nhập NATO của Ukraine chắc chắn sẽ thống trị các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius trong 2 ngày 11-12/7.

Chi tiêu quốc phòng 

Kể từ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Riga năm 2006, các quốc gia thành viên đã cam kết dành 2% GDP của họ cho chi tiêu quốc phòng nhưng chỉ một số ít quốc gia đáp ứng được điều này.  Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang làm thay đổi cách tiếp cận của châu Âu đối với an ninh, những cam kết này đã được nhắc lại nhiều lần và nhiều thành viên NATO ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng.

Tuy nhiên, trong khi Ba Lan đặt mục tiêu đạt mốc 4% còn các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva cam kết ở mức 3%, thì chỉ có 7 trong số 31 thành viên NATO hiện đáp ứng được cam kết 2%. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây  đã nhấn mạnh rằng, mục tiêu 2% là mức tối thiểu—“mức sàn chứ không phải mức trần”. 

Hội nghị thượng đỉnh Vilnius hiện đặt mục tiêu thảo luận các mục tiêu quốc phòng tham vọng hơn. Nhưng những khó khăn trong việc cân bằng giữa chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng với lạm phát tràn lan và chi phí hỗ trợ Ukraine vốn đã quá đắt đỏ đồng nghĩa với việc các thành viên NATO có thể tiếp tục chùn bước.

Triển vọng gia nhập NATO của Ukraine 

Các cuộc tranh luận sôi nổi nhất sẽ diễn ra xung quanh vấn đề đảm bảo an ninh sau chiến tranh của Ukraine và tư cách thành viên NATO của nước này. Tháng 9/2022, Ukraine đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Tuy nhiên, liên minh bị chia rẽ về vấn đề này — trong khi các quốc gia Trung và Đông Âu đang thúc đẩy Ukraine trở thành thành viên NATO do năng lực quân sự đã được chứng minh của nước này trong việc chống lại Nga; những nước khác như Mỹ và Đức lại tỏ ra dè chừng. Những quốc gia khác như Vương quốc Anh và Pháp lại ủng hộ một lộ trình nhanh chóng để Ukraine trở thành thành viên NATO bằng cách loại bỏ Điều kiện tiên quyết trong Kế hoạch hành động dành cho thành viên (MAP) .

Có sự đồng thuận trong NATO về việc Ukraine sẽ không gia nhập liên minh cho đến khi chiến tranh với Nga kết thúc — điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng chấp nhận. Lý do là việc Ukraine trở thành thành viên khi đang ở trong một cuộc chiến sẽ buộc liên minh phải áp dụng Điều 5 với nguyên tắc phòng thủ tập thể đã được bảo đảm. 

Tại các quốc gia thành viên dự kiến sẽ đưa ra các đề xuất đảm bảo an ninh sau chiến tranh cho Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra tại thủ đô Vilnius. Theo đó, Ủy ban NATO-Ukraine, được thành lập vào năm 1997, có thể sẽ được  nâng cấp thành Hội đồng NATO-Ukraine, để đưa Ukraine đến gần hơn với NATO. Tuy nhiên, với sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các thành viên NATO, việc đạt được sự đồng thuận về vấn đề bảo đảm an ninh cho Ukraine đồng thời làm hài lòng Tổng thống Zelensky, người đang tìm kiếm những tín hiệu chính trị cụ thể, sẽ không phải là điều dễ dàng. 

Đánh giá Khái niệm Chiến lược mới

Một Khái niệm Chiến lược mới đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây nhất ở Madrid vào năm 2022 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của NATO, từ các cuộc tập trận tập thể, lực lượng chiến đấu và cơ cấu chỉ huy đến khả năng phục hồi không gian và mạng cũng như nâng cao khả năng bảo vệ sườn phía Đông của liên minh. 

Một năm sau, Hội nghị thượng đỉnh Vilnius tạo cơ hội để NATO đánh giá mức độ và sự thành công của việc thực hiện Khái niệm Chiến lược mới. Các kế hoạch sản xuất nhiều vật liệu quốc phòng hơn và tăng tốc năng lực công nghiệp tập thể cũng có khả năng nằm trong chương trình nghị sự.

Khả năng Thụy Điển gia nhập NATO  

Một vấn đề khác sẽ chi phối chương trình nghị sự của giới lãnh đạo NATO ở Vilnius là nỗ lực của Thụy Điển để trở thành thành viên NATO. Vào tháng 5/2022, chỉ vài tháng sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO, đảo ngược tình trạng trung lập kéo dài hàng thế kỷ. Tuy nhiên, trong khi Helsinki đã được chấp nhận gia nhập liên minh vào tháng 4 năm nay, nỗ lực gia nhập của Stockholm tiếp tục bị chặn bởi Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.  

Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã tiếp đón Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO. Một số chuyên gia cáo buộc rằng những bất bình của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Washington bao gồm việc từ chối dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen (bị tố là người chịu trách nhiệm về âm mưu đảo chính năm 2016 ở Thổ Nhĩ Kỳ) và lệnh cấm bán máy bay phản lực F-16 cho Ankara của Quốc hội Mỹ đang thúc đẩy họ phản đối việc Thụy Điển gia nhập NATO.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 10/7 đã chấp thuận chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển cho Quốc hội nước này phê chuẩn. Ankara trước đó từ chối duyệt Stockholm vào liên minh với cáo buộc Thụy Điển "chứa chấp các phần tử khủng bố người Kurd".

Tăng cường tiếp cận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương   

Trong Khái niệm chiến lược mới năm 2022, các nước NATO ngày càng cảnh giác với Trung Quốc và gắn  an  ninh ở Châu Âu-Đại Tây Dương với an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này càng được chú trọng bởi mối quan hệ ngày càng tăng giữa Trung Quốc à v Nga khi 2 nước này thiết lập “quan hệ đối tác không giới hạn”.  



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem