Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thủy hử toàn truyện là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Dựa trên 120 hồi của Thủy hử toàn truyện, sau khi thống kê chiến tích của các vị anh hùng từ lúc lên Lương Sơn tụ nghĩa tới sau khi chiêu an, theo lệnh của triều đình nam chinh bắc chiến, 6 vị anh tài dưới đây chính là những người giết nhiều kẻ địch hơn cả. Và những kẻ địch được thống kê trong danh sách này đều là những nhân vật có tên tuổi, chức vị hoặc đã được nhắc tới trong tác phẩm Thủy hử.
Lư Tuấn Nghĩa là một trong Tam Kiệt Hà Bắc, mình cao chín thước, mắt sáng như sao, tướng mạo tựa Thần. Ông có biệt hiệu là Ngọc Kỳ Lân, sao chiếu mệnh là Thiên Cương Tinh.
Lư Tuấn Nghĩa lập nhiều công trạng cho Lương Sơn: Đánh bại Đồng Quán hai lần, đánh bại Cao Cầu ba lần, Bắc phạt nước Liêu, đánh dẹp Điền Hổ, bình định Vương Khánh, nam chinh Phương Lạp. Ông được coi là nhân vật “cả đời bất bại”. Ngọc Kỳ Lân từng tiêu diệt bảy tướng địch là Da Luật Tông Lâm, Da Luật Đắc Vinh, Da Luật Đắc Tín của nước Liêu, Phương Hàn, Lê Thiên Nhuận, Phương Hậu, Đỗ Học dưới quyền Vương Khánh.
Mặc dù luận về số lượng, số tướng địch bị Lư Tuấn Nghĩa tiêu diệt không phải quá nhiều. Thế nhưng điều đáng nói là hầu hết những nhân vật bại dưới tay Ngọc Kỳ Lân đa số đều là võ tướng có võ nghệ cao cường.
Trương Thanh có biệt hiệu Một Vũ Tiễn, sao chiếu mệnh Thiên Tiệp Tinh. Biệt hiệu Một Vũ Tiễn có nghĩa là mũi tên không có lông vũ (đuôi tên), ám chỉ vũ khí đặc biệt của ông là tài ném đá (đá được ví là mũi tên không có đuôi).
Là một trong Mã Quân Bát Hổ Tiên Phong sứ, Trương Thanh kỳ thực không phải là người có sở trường đánh cận chiến, nhưng tuyệt kỹ ném đá ở cự ly tầm trung của ông lại được coi là vô địch.
Trước khi lên Lương Sơn tụ nghĩa, ông từng đánh bại một lúc 15 viên tướng của Tống Giang. Sau khi gia nhập vào hàng ngũ Lương Sơn Bạc, Trương Thanh xếp vị trí thứ 16.
Những tướng địch từng bị Trương Thanh tiêu diệt có thể kể tới như: A Lý Kỳ, Da Luật Quốc Bảo là thượng tướng nước Liêu, Tôn Kỳ, Ô Lê, Từ Uy, đô đốc Đường Xương, Trịnh Tiệp.
Ông còn cùng Quan Thắng, Hoa Vinh hợp lực tiêu diệt đệ nhất thượng tướng của nước Liêu là Ngột Nhan Quang.
Cái tên Võ Tòng đã nói lên anh hùng nghĩa hiệp võ công siêu phàm, tay không đấm vỡ đầu hổ trên đồi Cảnh Dương sau khi đã uống hết rượu trong quán. Chữ “Tòng” còn một âm “Tùng”, nghĩa là cây tùng. Tùng là biểu tượng của tinh thần kiên cường bất khuất, chính trực chất phác, không sợ đông hàn, bốn mùa xanh tốt.
Võ Tòng xếp thứ 14 trong số 108 hảo hán Lương Sơn. Ông sở hữu một biệt hiệu hết sức khiêm tốn, nhưng lúc ra tay giết địch lại rất mực mạnh bạo.
Ngoài việc giết Tây Môn Khánh báo thù, Võ Tòng còn từng tiêu diệt nhiều tướng địch như Trương Mông Phương, Trương Đoàn Luyện, Tưởng Môn Thần, Vương Đạo Nhân, Da Luật Đắc Trọng (nước Liêu), phó tướng Thẩm An dưới quyền Khu mật sứ Nữu Văn Trung, Phương Mạo, Bối Ứng Quỳ.
Được mệnh danh là “đệ nhất thần tiễn Lương Sơn”, Hoa Vinh là người đứng đầu Mã Quân Bát Hổ Tiên Phong Sứ.
Những kẻ từng bị hảo hán này tiêu diệt bao gồm quan văn tri trại Thanh Phong Lưu Cao, quan Thống chế châu Cao Đường Tiết Nguyên Huy, thuộc hạ của Khu Mật sứ Nữu Văn Trung - Đổng Trừng, Trương Tường và Dương Đoan (thuộc 16 phó tướng thuộc hạ Nữu Văn Trung), tướng Phùng Dực dưới quyền Hữu thừa tướng Biện Tường, tướng Khuyết Trợ, Ông Phi, Vương Nhân, Vương Tích, Tiều Trung, Đặng Nguyên Giác.
Lý Quỳ xếp hạng thứ 22 ở Lương Sơn. Võ công của ông tuy không thuộc hàng thượng thừa, nhưng khi giết địch lại vô cùng xông xáo.
Ông từng giết Thông phán Hoàng Văn Bính, Chúc Long, Chúc Bưu, Ân Thiên Tích, Nhậm Nguyên, Đô giám binh mã Đoàn Bằng Cử, Hạ Vân, tướng trấn thủ Cao Bình Trương Lễ, “Thái bạch thần” Hồ Châu Triệu Nghị, “Thái Tuế Thần” Tuyên Châu Cao Khả Lập, Diêu Nghĩa, Quách Tín, Tang Anh.
Vị trí thứ 1: Báo Tử Đầu Lâm Xung - giết 14 kẻ địch
Lâm Xung hiệu Báo Tử Đầu, ứng với sao chiếu mệnh Thiên Hùng Tinh. Ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn. Tên hiệu Báo Tử Đầu nghĩa là đầu báo, đúng như tướng mạo oai phong của giáo đầu 80 vạn cấm quân.
Báo Tử Đầu Lâm Xung thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu. Thương pháp của Lâm Xung cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần, ông từng chiếm ưu thế khi so tài với Đại đao Quan Thắng (hậu duệ của Quan Vân Trường). Lâm Xung cũng từng đánh ngang với Lỗ Trí Thâm khi ông chỉ có hai tay không và chân mang xiềng xích, trong khi Trí Thâm mang vũ khí sở trường.
Lâm Xung cả đời chưa từng thua trận. Ông được xếp vào hàng “Ngũ hổ tướng” và chỉ đứng sau truyền nhân của Quan Vũ là đại đao Quan Thắng.
Nếu luận về số lượng giết địch, trên dưới Lương Sơn Bạc không ai có thể bì được với vị Báo Tử Đầu này. Bàn về chất lượng, những kẻ bị ông tiêu diệt đa số cũng sở hữu võ công không hề thấp.
Ông từng giết thuộc hạ của Cao Liêm là Ô Trực, đô giám binh mã Mã Vạn Lý, Bảo Mật Thánh nước Liêu, huynh đệ Hạ Sách của nước Liêu, Ngũ Túc, Nghê Lân, Cố Khải, Khuyết Chức, Ông Phi, Liễu Nguyên, Đỗ Kính Thần, Lãnh Cung.
Lâm Xung cùng với Tôn Lập, Hoàng Tín, Trâu Uyên, Trâu Nhuận liên thủ giết Vương Dần - binh bộ thượng thư của Phương Lạp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.