6 điều đọng lại của kinh tế thế giới 2014

Zing Thứ hai, ngày 29/12/2014 08:06 AM (GMT+7)
Năm 2014 chứng kiến rất nhiều những biến động kinh tế mang tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đồng rúp, giá dầu giảm mạnh... là những mảng đáng chú ý nhất của bức tranh kinh tế 2014.
Bình luận 0

img

1. Mỹ tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu 

Quý III/2014, GDP Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng 5%. Đây là lần đầu tiên sau 11 năm, Mỹ đạt được mức tăng trưởng cao tới vậy. 2014 cũng là lần đầu tiên sau 7 năm, hơn một nửa dân số Hoa Kỳ tin rằng nền kinh tế nước nhà đang trong trạng thái khoẻ mạnh.  Nền kinh tế Mỹ vào thời điểm cuối 2014 được ước tính đạt mức 17.550 ttỷ USD, bỏ xa quốc gia xếp thứ 2 là Trung Quốc với 10.000 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ là 53.000 USD, bỏ xa Trung Quốc tới khoảng 45.000 USD chênh lệch. Ảnh: Sfbayview.

img

2. Kinh tế khu vực Eurozone tiếp đà tăng trưởng mặc dù bộc lộ nhiều yếu điểm

Khu vực Eurozone 2014 tiếp tục tăng trưởng, bất chấp việc 2 nền kinh tế chủ chốt trong khu vực là Đức và Pháp có những dấu hiệu chững lại. Những báo cáo gần đây chỉ ra rằng, các công ty tại Đức đạt mức tăng trưởng các hoạt động mua bán thấp nhất kể từ 6/2013, trong khi Pháp bị đánh tụt tín nhiệm xuống mức AA từ AA+ bởi Fitch Ratings.  Mặc dù vậy, những sự kiện như nền kinh tế Hy Lạp lần đầu sau 6 năm đạt mức dương tăng trưởng GDP vào quý III/2014, hay đồng Euro tiếp tục tăng giá 0,5% so với USD, đã góp phần giúp cho kinh tế khu vực đồng Euro tiếp tục phát triển. Ảnh: Telegraph.

img

3. Nhật Bản gặp khó khăn tăng trưởng kinh tế 

Việc chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe nâng mức thuế bán hàng từ 5% lên 8% đã gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Nhật Bản. Mức tăng trưởng 6% ngay lập tức bị thay thế bằng sự sụt giảm lên tới -7,3% trong bối cảnh người tiêu dùng Nhật Bản cắt giảm chi tiêu.  Mặc dù ông Abe quả quyết đó chỉ là hiệu ứng ngắn hạn, song từ tháng 7 tới tháng 9, kinh tế Nhật Bản tiếp tục đà sụt giảm ở mức -1.6%. Nhật Bản đang phải gánh chịu sức ép lớn từ những khoản nợ chính phủ, và đó chính là lý do của việc tăng thuế lần này. Ảnh: Wideislandview

img 4. Nền kinh tế Nga và cuộc khủng hoảng đồng Rúp 

Một nửa nguồn thu thuế của Nga đến từ dầu mỏ, và để quốc gia này có thể cân bằng được ngân sách, giá dầu sẽ phải ở quanh mức 100 USD/thùng. Chính vì vậy, khi giá dầu thế giới rơi xuống mức 60 USD/thùng, đồng nội tệ cũng như nền kinh tế Nga ngay lập tức gặp vấn đề.  Đã có thời điểm tỷ giá giữa đồng Rúp và USD chạm mức 80 rúp/USD, bên cạnh hàng loạt các vấn đề vĩ mô liên quan. Tăng trưởng kinh tế Nga từ 2012 đã có dấu hiệu chững lại, và quốc gia này hiện đang trên bờ vực suy thoái kinh tế. Ảnh: Clement.


img 5. Giá dầu giảm 40% xuống mức 60 USD/thùng 

Kể từ tháng 6/2014 đến nay, giá dầu mỏ đã giảm tới 40% xuống mức 60 USD/thùng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sự kiện giá dầu thế giới giảm mạnh chính là cú shock kinh tế lớn nhất năm nay.  Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giá dầu giảm mạnh, trong đó phải kể đến việc nhu cầu sử dụng dầu mỏ của các nước kém hơn so với kì vọng. Bên cạnh đó, lượng dầu khai thác được cũng bất ngờ tăng, khiến cho dự trữ dồi dào hơn, đồng thời làm giá dầu giảm xuống. Ảnh: Iran-daily.

img

6. Sự chững lại của các nền kinh tế đang nổi lên 

Sự chững lại này thực ra đã xảy ra từ năm 2013, và 2014 tiếp tục là 1 năm nữa các nền kinh tế được liệt vào hàng đang nổi lên như Trung Quốc, Brazil hay Nga. Trung Quốc, mặc dù đạt mức tăng trưởng trung bình năm 10% trong vòng 3 thập kỷ qua, nhưng đã bộc lộ những yếu điểm khi mà 48% GDP của quốc gia này phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.  Nga gặp khủng hoảng, nền kinh tế phụ thuộc vào giá dầu mỏ, trong khi Brazil cũng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia này trong tương lai cần giảm bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu, để có được một nền kinh tế khoẻ mạnh hơn. Ảnh: Rbth.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem