1. Vladislav Surkov
Ông Surkov là một doanh nhân kiêm chính trị gia của Nga, có biệt danh là “giáo chủ áo xám” bởi ảnh hưởng sâu rộng ở nước này. Tháng 9 năm ngoái, ông Surkov trở thành một trợ lý của chính quyền Tổng thống Putin. Từ năm 1999-2011, ông giữ vai trò là Phó chánh văn phòng thứ nhất điện Kremlin.
Ông Surkov được cho là người có công xây dựng “nền dân chủ tối thượng” tập trung quyền lực trong tay Tổng thống trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất của ông Putin. Năm 2011, ông Surkov trở thành Phó thủ tướng của Nga. Năm 2013, ông từ chức và rời khỏi nội các. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã nhanh chóng đưa vị “kiến trúc sư chính trị” này trở lại vào cuối năm ngoái.
2. Sergey Glasyev
Ông Glasyev là một trợ lý cấp cao chủ chốt của Tổng thống Putin, chịu trách nhiệm phát triển quan hệ giữa Nga với Ukraine. Đầu tháng 2 năm nay, ông Glasyev cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí cho “những kẻ nổi loạn” người Ukraine và hỗ trợ cho “cuộc đảo chính” lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych. Trước khi bắt đầu Thế vận hội mua đông Sochi, ông Glasyev phát tín hiệu Nga có thể tham dự vào vấn đề Ukraine nếu cuộc khủng hoảng ở nước này tiếp tục xấu đi. Năm ngoái, ông cho rằng, ý tường trong đó người Ukraine muốn nới lỏng quan hệ với Nga và hội nhập vào Liên minh châu Âu (EU) là “sự tự lừa dối mình bệnh hoạn”.
Ông Glasyev cũng đã đề xuất Nga đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách tẩy chay đồng USD, và đã bị chế nhạo vì đề xuất này. Dù có vai trò lớn trong Chính phủ Nga hiện nay, ông Glasyev là một nhà phê bình đối với Tổng thống Putin. Thậm chí, ông Glasyev đã chạy đua Tổng thống với ông Putin vào năm 2004. Năm 2007, ông Glasyev tuyên bố rời chính trường, nhưng giữa năm 2012, Tổng thống Putin bổ nhiệm ông vào vị trí trợ lý cấp cao.
3. Leonid Slutsky
Ông Slutsky là một thành viên của viện Duma quốc gia tức Hạ viện Nga. Ông còn là Chủ tịch của một ủy ban thuộc Quốc hội Nga chuyên về các vấn đề liên quan tới các nước thuộc Liên xô cũ. Các tuyên bố của ông Slutsky trong cuộc khủng hoảng Ukraine đều đồng điệu với quan điểm của Tổng thống Putin. Theo ông Slutsky, Nga có nghĩa vụ phải bảo vệ người nói tiếng Nga ở Ukraine nếu cảm thấy có nguy hiểm.
“Nếu sinh mạng và sức khỏe của những người đồng bào của chúng tôi gặp nguy hiểm, chúng tôi sẽ không đứng nhìn”, ông Slutsky tuyên bố vào tháng 2 ngay sau vụ lật đổ ông Yanukovych.
4. Andrei Klishas
Ông Klishas là một thành viên của Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga. Ông nói với hãng tin RT rằng, ông “khá thỏa mãn” với danh sách các quan chức Nga còn lại trong danh sách bị Mỹ trừng phạt. Ông Klishas đã phản ứng trước những lời đe dọa trừng phạt từ Mỹ và châu Âu bằng cách soạn thảo luật cho phép Nga trả đũa. Trước khi được bổ nhiệm vào Hội đồng Liên bang vào tháng 3 năm ngoái, ông Klishas giữ vai trò Chủ tịch tại công ty khai mỏ và luyện kim MMC Norilsk Nickel.
5. Valentina Matviyenko
Là Chủ tịch Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga, bà Matviyenko là chính trị gia quyền lực thứ ba ở Nga và là nữ chính trị gia cao cấp nhất ở nước này. Năm 2008, bà xếp thứ 31 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes. Bà Matviyenko thăng tiến chủ yếu nhờ mối quan hệ thân cận với Tổng thống Putin.
Ngày 17/3, bà lên tiếng gọi lệnh trừng phạt của Mỹ là “tống tiền chính trị”. “Đây là một quyết định chưa từng có tiền lệ, thậm chí trong thời chiến tranh lạnh cũng không có”, bà Matviyenko nói với Interfax.
6. Dmitry Rogozin
Ông Rogozin là Phó thủ tướng thứ nhất của Nga, chịu trách nhiệm về vấn đề quốc phòng. Ông là cựu Đại sứ Nga tại Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), cựu đại diện đặc biệt về phòng thủ tên lửa và đàm phán của Nga tại NATO. Dưới quyền của ông Rogozin, ngành công nghiệp vũ khí Nga đã “đụng độ” với Mỹ do Nga cung cấp vũ khí cho nhiều quốc gia, bao gồm Syria, Libya và Iran.
Viết trên Twitter hôm 17/3, ông Rogozin nói rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn, vì chẳng ảnh hưởng gì đến những người không có tài sản gì ở nước ngoài. “Đồng chí Obama, liệu ông sẽ làm gì với những người chẳng có tài khoản hay tài sản ở nước ngoài? Hay là ông chưa nghĩ tới điều đó”, ông Rogozin viết.
7. Yelena Mizulina
Bà Mizulia, một thành viên lâu năm của Quốc hội Nga, có lẽ nổi tiếng nhất nhờ đạo luật chống người đồng tính dẫn tới cuộc tranh cãi kéo dài nhiều tháng trước Thế vận hội mùa đông 2014 mà bà là tác giả. Ngoài ra, bà còn được biết đến với vai trò Chủ tịch Ủy ban Gia đình, Phụ nữ và Trẻ em của Nga. Bà cho rằng, câu “người đồng tính cũng là người” nên bị coi là cực đoan chính trị. Theo quan điểm của bà Mizulina, con cái của những ông bố bà mẹ đồng tính, cho dù là con đẻ, cũng nên được cách ly khỏi cha mẹ.
Tháng 8 năm ngoái, hãng tin AP miêu tả bà Mizulina là “nhà vô địch về bảo thủ của ông Putin” do bà chuyên thúc đẩy những đạo luật mang tính bảo thủ cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.