7 thay đổi nhỏ giúp tiết kiệm số tiền lớn trong năm mới

Nguyễn Bình (Business Insider) Thứ tư, ngày 11/01/2017 18:55 PM (GMT+7)
Bạn có thói quen chi mạnh tay cho những bữa trưa văn phòng? Bạn nhanh chóng quyết định mua một món đồ vì “ưng mắt” mà không thực sự cần nó? Bạn thường xuyên mua quần áo, phụ kiện, giày dép để làm hài lòng người khác? Đó chính là 3 trong số rất nhiều thói quen tuy nhỏ nhưng khiến bạn luôn “cháy túi” và tất nhiên chẳng thể tiết kiệm được một đồng nào trong năm qua.
Bình luận 0

Trang tin Business Insider đã đặt ra 2 câu hỏi khảo sát trên trang web hỏi đáp Quora: “Thói quen nào giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền lớn nhất?” và “Cần thay đổi thói quen nào để tiết kiệm được tiền?”. Và dưới đây là tổng hợp những câu trả lời hay, thiết thực nhất bạn có thể tham khảo để tiết kiệm được nhiều tiền hơn trong năm mới.

img

1. Tìm hiểu và lựa chọn tiết kiệm một khoản cố định hoặc tiết kiệm theo phần trăm

Điều đó có nghĩa là, bạn nên cân nhắc giữa việc tiết kiệm cố định một khoản tiền (ví dụ 1 triệu đồng/tháng) hay tiết kiệm theo phần trăm tiền lương (10% tiền lương/tháng). Nếu thu nhập hàng tháng của bạn là như nhau, không chệnh lệch thì việc “bỏ quỹ” một số tiền cố định là hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công việc mà tiền lương nhận được hưởng theo doanh thu, vì thế, nếu chỉ tiết kiệm một số tiền cụ thể thì “không ổn”. Đặt ra mục tiêu tiết kiệm 10-15% tiền lương mỗi tháng cũng là cách để bạn phấn đấu hơn trong công việc.  

img

2. Học cách tự làm những việc lặt vặt

Nếu bạn biết một chút về may vá, bạn có thể tự khâu lại chiếc áo sứt chỉ hoặc đơn lại chiếc cúc mà không làm mất thẩm mỹ. Nếu bạn biết chút ít về đồ điện, bạn có thể nhận ra ngay việc chiếc nồi cơm hay quạt đang bị đứt dây điện chứ không cần phải gọi thợ sửa. Nếu có thể tự nấu ăn, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền ăn ngoài đắt đỏ... Đó là một số ví dụ tiêu biểu về những kĩ năng cơ bản nên học bởi nó có thể giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền nhẽ ra bạn phải mất để thuê người khác làm.

3. Tập cách kiềm chế bản thân

img

Điều này vô cùng cần thiết, đặc biệt với những ai “nghiện mua sắm”. Có những thứ bạn có thể thích ngay từ cái nhìn đầu tiên và muốn sở hữu chúng ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy tạm thời đặt món đồ đó xuống, suy nghĩ một cách cẩn trọng về giá trị sử dụng của nó đối với bản thân. Dù là một chiếc túi xách, một chiếc váy hay những đồ trang trí, nội thất trong gia đình...nếu chưa thực sự cần thì bạn không nên mua chúng. Ngoài ra, các cửa hàng hay doanh nghiệp thường có nhiều đợt khuyến mãi lớn trong năm, bạn có thể tận dụng những cơ hội ấy để sở hữu chúng nhưng nên nhớ, không quá sa đà vào hàng giảm giá, phải tỉnh táo trong mọi tình huống, không được phép dễ dãi với bản thân.

4. Theo dõi chi tiêu

img

Không nhất thiết phải ghi lại từng thứ nhỏ nhặt mà bạn chi tiền trong một ngày nhưng bạn nên có thói quen ghi nhớ cách chi tiêu của bản thân. Số tiền còn lại sau khi tiết kiệm nên được chia thành nhiều khoản nhỏ. Những khoản bắt buộc hàng tháng như: tiền nhà, tiền điện nước, tiền xăng xe...cần được để riêng. Bạn cũng có thể ước lượng số tiền cần tiêu hằng ngày để tự cân bằng.

5. Tự nấu ăn, chuẩn bị các bữa ăn cho nửa hoặc cả tuần

Nếu đang ở cùng gia đình, hẳn là bạn sẽ không cần phải quá lo lắng tới việc ăn uống. Tuy nhiên, với những người đi làm xa nhà, đây là điều vô cùng cần thiết để tiết kiệm tiền. Bạn có thể mua thực phẩm và nấu cho cả mấy ngày sau đó, chia ra thành các bữa ăn và xếp sẵn trong tủ lạnh. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm tiền ăn uống xa xỉ bên ngoài mà còn giúp bạn bớt căng thẳng khi lựa chọn và chế biến món ăn hàng ngày.

img

6. Đầu tư vào các sản phẩm chất lượng

Đừng tiết kiệm tiền cho những thứ bạn phải sử dụng thường xuyên, lâu dài và có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn, ví dụ như: chăn đệm, máy tính, đồ dùng nhà bếp... Đầu tư một lần cho những đồ chất lượng và đắt tiền một chút nhưng đồng nghĩa với việc sử dụng được lâu bền, không gây hại cho sức khỏe còn hơn là mua các đồ giá rẻ nhưng phải thay mới liên tục.

7. Hãy hài lòng với những gì bạn đang có

Đây là một lời khuyên cũ nhưng chưa bao giờ hết đúng. Mong muốn sở hữu những thứ cao cấp hơn, có được những thứ tốt đẹp hơn sẽ giúp bạn phấn đấu để cố gắng đạt được nó. Tuy nhiên, hãy chỉ lấy nó làm động cơ để nỗ lực chứ không phải lí do để tiêu tiền. Hài lòng với những thứ mình đang có, không chạy đua theo bạn bè chinh là bí quyết tiết kiệm của rất nhiều người giàu có.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem