7 vũ khí “siêu tưởng” chưa bao giờ được công bố

Chủ nhật, ngày 15/06/2014 18:34 PM (GMT+7)
Loài người đã phát minh ra rất nhiều công cụ có ích phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên, họ cũng dùng trí thông minh và sự khéo léo của mình để sáng tạo ra hàng loạt vũ khí hủy diệt và nhiều loại trong số đó nằm ngoài sức tưởng tượng của chính con người.
Bình luận 0
Bom dơi

Loại vũ khí được Mỹ sử dụng để chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, theo đúng nghĩa đen của nó là được chế tạo từ những con dơi. Mỗi quả bom sẽ chứa 40 con dơi trong trạng thái ngủ đông. Mỗi con dơi lại được gắn trên người một quả bom napalm và một bộ hẹn giờ. Những quả bom sau đó có thể tự nhảy dù xuống khu vực mục tiêu, đủ thời gian để những con dơi thoát ra tìm chỗ trú ẩn trướng khi bom phát nổ.

img

Ảnh: Wikimedia
Chó … chống tăng

Bắt nguồn từ sự bội ước của Đức Quốc xã đối với Liên bang Xô viết hồi Thế chiến hai, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của quân Đức vào lãnh thổ, Liên Xô đã gắn thuốc nổ lên những chú chó và huấn luyện chúng chạy theo xe tăng Đức. Có tổng cộng khoảng 300 chiếc xe tăng bị phá hủy bằng phương thức “không giống ai” này.

img

Ảnh: Wikimedia

Tàu ngầm “cõng” chiến đấu cơ

Ở vào thời điểm khốc liệt nhất của Thế chiến hai, Hải quân Nhật Bản chế tạo 3 chiếc tàu ngầm lớp Sen Toku I-400. Mỗi tàu ngầm đủ lớn để chứa 3 chiếc phi cơ Aichi M6A Seiran. Khi cần thiết, tàu ngầm sẽ nổi lên mặt nước để phi cơ cất cánh, sau đó lại lặn xuống. Các tàu ngầm cũng được trang bị ngư lôi.

img

Ảnh: Japanese Navy

Pháo hạt nhân

Vũ khí hạt nhân thông thường có thể phá hủy cả một thành phố lớn. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ý tưởng về loại vũ khí hạt nhân “chiến thuật” xuất hiện. Pháo hạt nhân ra đời, được chế tạo từ vỏ đạn và tên lửa tầm ngắn, có khả năng phóng từ mặt đất vào các mục tiêu trên chiến trường.

img

Ảnh: US Department Of Energy

Thủy phi cơ Liên Xô

Có chiều dài khoảng 91 m, chiếc thủy phi cơ lớp Lun của Liên Xô có thể bay cách mặt đất hoặc mặt nước 4 m nhờ hiệu ứng đặc biệt được tạo ra từ đôi cánh. Lớn hơn bất kỳ chiếc máy bay và nhanh hơn bất kỳ chiếc tàu nào thời đó, nó được định hình là một tàu vận tải mang tính cách mạng và được trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chiếc thủy phi cơ này không được sản xuất rộng rãi và cũng chưa từng thực hiện một sứ mạng cao cả nào.

img

Ảnh: Igor 113

Ngư lôi “cảm tử”

Còn có tên gọi là Kaiten, loại ngư lôi do Hải quân Nhật Bản chế tạo từ năm 1944-1945 và điểm đặc biệt là nó do người lái. Đây có thể coi là một biến thể của loại vũ khí cảm tử mà Nhật Bản phải dùng đến hồi chiến tranh. Các ngư lôi được phóng từ tàu ngầm và người điều khiển ngồi trong ngư lôi sẽ chỉnh hướng sao cho nó có khả năng gây thiệt hại tối đa cho kẻ thù.

img

Ảnh: Wikimedia

Tên lửa dẫn đường bằng … chim bồ câu

Khi chưa kịp ra đời, dự án tên lửa dẫn đường bằng chim bồ câu đã bị hủy bỏ vì tính phi thực tế của nó. Cấu tạo tên lửa gồm một loạt các ống kính phía trước thu nhận hình ảnh mục tiêu và hiển thị lên màn hình bên trong. Người ta đặt một con chim bồ câu phía trong để nó tùy ý mổ lên các mục tiêu trên màn hình. Mỗi cú mổ sẽ giúp tên lửa đổi hướng (!).

img

Ảnh: Department of Defense
(Theo Người lao động/Business Insider)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem