Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thực hiện Dự án Khuyến nông Quốc gia về xây dựng mô hình chăn nuôi dê hướng thịt tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 - 2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp phối hợp Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi dê hướng thịt tại tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long với quy mô 700 con.
Theo đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hồng, Tháp Mười; UBND các xã: Tân Công Chí, Tân Phước, Mỹ Quý, Đốc Binh Kiều tiến hành hỗ trợ dê giống cho 9 hộ tham gia mô hình với số lượng 400 con dê nuôi thịt (giống dê Bách Thảo lai Boer với số lượng từ 10 - 110 con/hộ).
Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% con giống, thức ăn công nghiệp, vắc-xin, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, ghi chép nhật ký mô hình.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp cũng đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long hỗ trợ 300 con dê giống cho 19 hộ dân ở 2 huyện Long Hồ và Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Những năm gần đây, mô hình nuôi dê phát triển rất mạnh trên địa bàn nhiều địa phương của tỉnh Đồng Tháp. Bởi nuôi dê vừa dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ít, phù hợp điều kiện ở địa phương và chăn nuôi hộ gia đình. Mô hình này đã mang lại hiệu quả tích cực, nguồn thu nhập ổn định, hiệu quả kinh tế cao.
Đơn cử như tại xã Hòa Bình (huyện Tam Nông), với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã tận dụng nguồn thức ăn tự có, xây cất chuồng trại nuôi dê để cải thiện nguồn thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Được chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thấy công việc chăn nuôi dê ở địa phương đang phát triển và phù hợp với điều kiện gia đình nên chị Huỳnh Thị Biết ngụ ấp 5, xã Hòa Bình đã đầu tư chuồng trại để nuôi dê.
Với số tiền vay 50 triệu đồng, gia đình chị Biết cất 2 cái chuồng, mua 6 con dê cái, 1 con dê đực giống Boer lai về nuôi. Nhờ cần mẫn nên sau 2 năm nuôi, đàn dê bắt đầu sinh sản. Chị tiếp tục nhân giống, tăng đàn dê, vừa nuôi dê bán thịt và dê giống để có nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Đến năm 2018, chị Biết đã trả xong nợ vay và thoát nghèo.
Hiện tại, đàn dê trong chuồng của chị Biết phát triển trên 130 con, trung bình mỗi năm, gia đình chị Biết thu nhập từ bán dê thịt và dê giống trên 100 triệu đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.