8 người ở Bắc Kạn bị ngộ độc do ăn món ăn có cây mật gấu, khi dùng cây mật gấu cần lưu ý gì?

P.V Thứ sáu, ngày 15/07/2022 18:31 PM (GMT+7)
Đã có 8 người ở tỉnh Bắc Kạn bị ngộ độc do ăn món lòng cá nấu mới mật cá trắm và cây mật gấu. Vậy, cây mật gấu là cây gì?
Bình luận 0

8 người ngộ độc do món ăn liên quan đến cây mật gấu

Theo báo cáo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, 8 người tại thôn Khuổi Cuồng, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn đã bị ngộ độc do ăn món lòng cá nấu với mật cá trắm và cây mật gấu.

Mẫu xác định có độc là lòng cá nấu với mật cá trắm, cây mật gấu.

Trong đó, 2 bệnh nhân ngộ độc nặng sau khi được cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đêm 9/7 đã tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị và may mắn đều có tiến triển tốt.    

8 người ở Bắc Kạn bị ngộ độc do ăn món ăn có cây mật gấu, khi dùng cây mật gấu cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Cây cỏ đắng hay được người dân sử dụng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống. Ảnh minh họa.

Cây mật gấu là gì, công dụng ra sao?

Thực tế, cây mật gấu (cây cỏ đắng) ngoài việc sử dụng để nấu ăn, còn hay được sử dụng điều trị sốt rét, thương hàn, tiểu đường, tiêu chảy, lao, sỏi mật và bệnh thận cho đến phòng ngừa ung thư và hạ huyết áp. 

Theo các thông tin khoa học, cây mật gấu là cây bụi lớn, có thể cao đến 8 mét. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Cây mật gấu nổi bật với vị đắng của lá do chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Các hợp chất sinh học khác như terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene có vai trò trong điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh.

Hiện, người ta thường lấy cây mật gấu để ngâm rượu (thân) và sắc nước uống (lá). 

Theo tư vấn của bác sỹ ở Viện Quân y 108, người ta thường dùng 10 - 20g rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt. Dùng lá hay quả (8 - 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. 

Tuy nhiên, từ vụ ngộ độc thực phẩm trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các động, thực vật lạ, mật, nội tạng động vật có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả, lá cây lạ, côn trùng lạ, mật cá...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem