Từ lâu, việc đi lễ đền chùa đầu năm không còn chỉ là để cầu sức khỏe, bình yên mà những người trong giới làm ăn còn cầu cho công thành danh toại, buôn may bán đắt.
Thậm chí rất nhiều người còn luôn trữ trong túi cuốn lịch vạn niên nhỏ hướng dẫn giờ nào làm việc gì, đi đâu thì tốt, khởi hành nên chọn hướng nào...
Dưới đây là một số ngôi đền, chùa thường được biết đến như là nơi lui tới của nhiều thương nhân vào mỗi dịp đầu năm.
Địa chỉ cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng không nên bỏ lỡ ở miền Bắc
Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi nhân dân khắp cả nước đổ xô đến mỗi khi dịp Tết đến xuân về.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người làm ăn, các thương gia, các nhà doanh nghiệp thường tìm đến cửa Bà. Theo lời dân gian truyền miệng thì những người đến đây đầu năm để "vay" tiền làm ăn trong năm mới, để có được một năm đầy thuận lợi trong kinh doanh và kiếm được thật nhiều tiền.
Lý do đền có tên là Bà Chúa Kho bởi vì đây là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và sau đó đã mất trong một cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho và lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho. Để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà.
2. Đình Bia Bà (Hà Nội): Cầu làm ăn thuận lợi
Đình Bia Bà nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Bia Bà thờ Đức Thánh Bà Trần Thị Hoàng Phi. Bà sinh năm 1511, là con gái đại thần triều Lê – Quận công Trần Trân, người trong làng. Bà được trời phú cho tư chất thông minh, lại nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người nên được nhiều gia đình danh giá đương thời muốn đón về làm dâu. Năm 1527, đời Mạc Thái Tổ, nhà vua chọn Bà làm Phi tử cho Thái tử Mạc Đăng Doanh. Năm 1530, Thái tử lên nối ngôi, Bà được phong làm Đệ nhị cung.
Khi vào cung, Bà hết lòng phò vua giúp nước. Năm 1538, xảy ra thảm cảnh Mạc – Lê phân tranh, Bà quyết định rời nơi điện ngọc nguy nga về sống tại quê nhà. Bà mất khi 27 tuổi. Tiếc thương người vợ nết na, hiền thục nên sau khi làm lễ an táng xong, nhà vua cho người làm bia ghi lại công tích của bà.
Mọi người đến đây thường cầu xin bình an, may mắn, cầu tài cầu lộc, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt, mua nhà rồi lại bán được nhà, trúng hợp đồng làm ăn… Chủ yếu vẫn là cầu xin trong việc làm ăn.
Có chuyện kể rằng: Cách đây chừng hơn 30 năm, có một người con trai nghèo, nghèo đến nỗi có người yêu rồi mà không dám cưới vì không có tiền. Nghe tiếng Bia Bà từ lâu, anh liền rủ người yêu sang cầu khấn, xin được… trúng xổ số. Thật tình cờ, về Hà Nội, lại được một cháu bé mời mua giùm hơn chục tờ vé số vào cuối buổi. Chẳng dám tin vào sự màu nhiệm của lời khấn ở Bia Bà, anh cũng chẳng thiết xem kết quả. Mấy hôm sau, nghĩ thế nào anh ta mới giở đống vé số ra xem thì không ngờ trúng thật, được hơn một cây vàng, vừa có tiền cưới vợ, vừa có tiền làm ăn. Sau đó, năm nào anh cũng về công đức ở Bia Bà.
3. Phủ Tây Hồ (Hà Nội): Cầu tài lộc
Phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu Hạnh - vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử. Phủ Tây Hồ có vị trí đẹp, nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc.
Hàng năm, phủ Tây Hồ đã thu hút hàng vạn lượt khách không chỉ người dân Hà Nội mà còn có cả du khách thập phương trong và ngoài nước.
4. Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Cầu may mắn
Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều người. Khi đi làm lễ cầu may đầu năm tại ngôi chùa này nhiều doanh nhân thường kết hợp với việc đi du lịch tại khu danh thắng Tràng An.
Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng cho giới doanh nhân tại miền Nam
5. Chùa Ngọc Hoàng (TP.HCM)
Chùa cầu tài lộc ở TPHCM không thể không nhắc đến chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại: 73 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1. Ngôi chùa mang nét kiến trúc theo hơi hướng Trung Hoa bởi trước đây chùa thờ thần Hoàng, người Trung Hoa.
Ngay khi vừa mới bước chân đến cổng chùa, bạn đã cảm nhận được cảm giác yên bình đến lạ trong tâm hồn. Bao bọc xung quanh ngôi chùa cổ kính là hàng trăm chú chim bồ câu trắng cùng những hồ cá xanh ngắt, cây xanh rợp bóng,… Tiến sâu hơn một chút là chánh điện nơi thờ Đức Ngọc Hoàng với kiến trúc chẳng khác gì hoàng cung nguy nga thời phong kiến.
Đặc biệt, nơi đây có điện Thần Tài cầu tài lộc, may mắn rất linh nghiệm. Chính vì thế khi hỏi người dân Sài Gòn rằng: Cầu tài lộc ở đâu? thì câu trả lời chắc chắn là điện thần Tài ở chùa Ngọc Hoàng. Chính vì thế, không riêng gì đầu năm mà ở tất cả các ngày trong năm ngôi chùa cũng đón một lượng người rất lớn đến thăm viếng.
Khi đến điện Thần Tài, các bạn đừng quên xoa tay ngài và xin lộc đỏ để cạnh bên tượng thần, sau đó đem bỏ vào ví nhé. Đó chính là ước nguyện tiền bạc rủng rỉnh trong suốt cả năm mà bất kỳ ai cũng mong muốn khi đến đây. Ngoài ra, chùa còn rất nổi tiếng với điện thờ 12 bà mẹ sanh là nơi cầu con cũng linh ứng không kém.
6. Chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM)
Tọa lạc trên khuôn viên đất rộng hơn 6.000 m2 tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Chùa Vĩnh Nghiêm lại mang nét kiến trúc độc đáo thời Lý – Trần mà bạn sẽ có cảm giác như đang đi thăm viếng một ngôi chùa ở miền Bắc vậy.
Bước vào chùa, không ít người sẽ bị choáng ngợp trước tượng phật Quan Âm đồ sộ. Đi lên cầu thang, rẽ trái là tòa tháp 7 tầng mà mỗi tầng đều có một bàn thờ Quan Thái Âm Bồ Tát. Vì thế khi đến đây, bạn đừng quên mang theo nến và hoa để cầu tài, cầu nguyện một năm mới an lành, may mắn cho bản thân và gia đình.
7. Chùa Xá Lợi (TP. HCM)
Nằm tại địa chỉ 89B Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3. Ngôi chùa hiện ra với tòa tháp cao 7 tầng, 32m mang nhiều điểm của kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, trên tầng cao nhất của tòa tháp là chiếc chuông đồng nặng 2 tấn với hoa văn chạm trổ sắc sảo, công phu. Du khách thập phương đến đây đều muốn một lần được sờ tay vào chiếc chuông đồng quý giá này.
Bước vào chính điện chùa, nơi mà các tăng ni phật tử hằng ngày vẫn tụng kinh niệm phật, cầu cho quốc thái dân an. Nếu đến thăm điểm lễ này, bạn đừng quên sắm sửa lễ vật, thành tâm trước đức Phật để cầu may, cầu tài cho năm mới.
8. Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc - An Giang)
Mỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ, hay đôi lúc người ta còn gọi chùa Bà Châu Đốc. Đây là một nơi linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến lượng du khách đến miếu ngày càng đông.
Miếu Bà Chúa Xứ được coi là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam”. Theo dân gian, cách đây 200 năm, người dân Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng lại không khiêng được tượng Bà. Sau đó “cô Đồng” bảo, chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị và đã lập miếu tôn thờ.
Đây là ngôi chùa được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Theo tương truyền, vào thời vua Minh Mạn, người dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, bèn lập am thờ tự. Từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn và cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 67m, được xem là cao nhất Việt Nam. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
Những lưu ý cần phải biết khi đi lễ chùa dịp đầu năm
1. Thời gian
Dịp lễ tết là thời điểm mà lượng người đổ về chùa hành hương rất đông; Vì vậy, để tránh tình trạng ùn tắt, chen lấn, các bạn nên tránh khung giờ cao điểm từ 9h – 12h sáng. Địa ốc Kim Quang đề xuất đến các bạn thời điểm đầu giờ chiều khi đó lượng khách đã giảm bớt, để di chuyển thuận tiện hơn.
2. Trang phục
Đền chùa là nơi thờ tự linh thiêng, các bạn nên chú ý lựa chọn trang phục trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, chất liệu vải cần thấm hút mồ hôi tốt để có thể vận động thoải mái.
3. Giày dép
Phần lớn đền chùa ở Việt Nam tọa lạc ở nơi núi cao, các bạn phải đi bộ nhiều trong thời gian dài, cho nên các loại giày thể thao mềm, có độ bám tốt, thoáng khí chính là sự lựa chọn lý tưởng để không bị đau chân.
4. Đề cao cảnh giác
Các bạn cần đề cao cảnh giác khi đi Chùa vào dịp năm mới. Nhiều kẻ gian lợi dụng chốn đông người để trộm cắp, vì thế không nên mang nhiều tiền, đeo trang sức quý giá, vật dụng có giá trị cần bảo quản kỹ tránh mất mát.
5. Mặc cả khi cần thiết
Cẩn thận hỏi giá những hàng quán gần khu vực chùa, vì giá thức ăn tại đây thường đắt gấp đôi, thậm chí nhiều lần so với nơi khác, bạn cần phải mặc cả khi cần thiết để không bị mất tiền oan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.