9,94 tỷ USD và những dấu ấn kinh tế khó quên trong năm qua

Trung Nam - Hồng Hương Thứ sáu, ngày 24/01/2020 12:55 PM (GMT+7)
Năm 2019 đã khép lại với hàng loạt các sự kiện với những con số ấn tượng, tạo nên bức tranh toàn cảnh nền kinh tế của đất nước.
Bình luận 0
img
Tăng trưởng GDP thuộc nhóm hàng đầu khu vực
img
Việt Nam - EU ký Hiệp định thương mại tự do
img
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng
img
Các ngân hàng thương mại với cuộc đua tăng vốn điều lệ
img
Bùng nổ thị trường hàng không tư nhân
img
Vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế
img
Việt Nam tăng 10 bậc chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019
img
Xuất nhập khẩu thiết lập "kỷ lục mới"
img
Hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông bị bắt
img
Loạt sự cố môi trường nghiêm trọng ở Hà Nội

img

img

Năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,03% trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược trong khu vực và trên thế giới gia tăng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó xuất siêu đạt mức kỷ lục 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38,02 tỷ USD - là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, bội chi ngân sách thấp, lạm phát dưới 3%. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4%.

img

img

img

img

Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) sau 9 năm đàm phán. EVFTA mở ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU, là hiệp định thương mại tham vọng nhất EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể. Theo tính toán, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 4-6% một năm trong 10 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

img

img

img

img

Ngày 19/2/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thông tin Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng chống và chưa thể chữa trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định chưa có loại dịch nào gây ra tác hại lớn và khó khăn trong quá trình ứng phó như dịch tả lợn châu Phi.

Tính đến trung tuần tháng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước. Dịch đã làm nguồn cung thịt lợn trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thịt lợn tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng vài tháng.

Trước nguy cơ thiếu hơn 200.000 tấn thịt lợn dịp cuối năm, Chính phủ dự kiến tiếp tục nhập khẩu thịt lợn và tổ chức các biện pháp bình ổn giá. Các mặt hàng khác như thủy sản, gia cầm, trứng, trâu bò... được chuẩn bị để bù đắp cho việc thiếu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán.

img

img

img

img

Năm 2019 ghi nhận việc một loạt ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Hiện đã có 18 ngân hàng trong hệ thống đáp ứng chuẩn Basel II, trong đó có 16 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài. Basel II là chuẩn mực cao nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính... Tiêu chuẩn này sẽ giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo các chỉ số vốn, yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, góp phần củng cố nền tảng vững chắc cho hệ thống tài chính tín dụng và cho nền kinh tế.

img

img

img

img

Ngày 16/1/2019, Hãng hàng không Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường hàng không với chuyến bay thương mại đầu tiên Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội. Sau 8 năm, Việt Nam lại có thêm một hãng hàng không mới ra đời, mở ra cuộc cạnh tranh giành thị phần nội địa giữa các hãng hàng không. Hiện có thêm Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), Công ty cổ phần hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar), Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh (dự án Hãng hàng không Cánh Diều - Kite Airlines)... đang hoàn thành các thủ tục để khai thác thương mại.

Nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực đặc thù của ngành hàng không như: thành lập Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways, trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không Vinpearl Air, Học viện Hàng không Vietjet.

img

img

img

img

Việt Nam nhận được sự ủng hộ vượt xa mốc tối thiểu 192/193 phiếu bầu, và chính thức trúng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Đây là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòi hỏi nỗ lực rất lớn để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó. Qua đó, vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế.

Trước đó, hồi đầu năm, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi Mỹ và Triều Tiên lựa chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2. Tuy hội nghị không ra được tuyên bố chung nhưng Việt Nam được đánh giá là đã thành công trong vai trò nước chủ nhà.

Tinh thần ngoại giao trung lập, yêu chuộng hòa bình lòng hiếu khách và trình độ tổ chức đã khiến cho cái tên Việt Nam trở nên tin cậy với bạn bè quốc tế. Tổ chức thành công hội nghị đã góp phần thiết thực triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam, tạo đà để Việt Nam đảm nhiệm tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020.

img

img

img

img

Ngày 9/10/2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018 lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019. Lần đầu tiên, Việt Nam đã vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu.

Đây là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công cuộc cải cách mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành với bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Cùng với sự đánh giá của WEF, những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế đánh giá cao với hàng loạt thông tin tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam.

img

img

img

img

Năm 2019, xuất nhập khẩu Việt Nam thiết lập "kỷ lục mới" với kim ngạch đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% và nhập khẩu đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018.

Như vậy, năm thứ tư liên tiếp Việt Nam tiếp tục có xuất siêu với 9,94 tỷ USD tỷ USD, vượt xa so với con số kỷ lục 7,2 tỷ USD được thiết lập năm 2018. Đây là thành tựu quan trọng của kinh tế Việt Nam.

Đáng chú ý, con số 516,96 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu đã giúp Việt Nam lọt top 30 quốc gia có tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trên thế giới. Xét riêng lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.

Kết quả này càng trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2019 tăng trưởng chậm với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Thương mại toàn cầu cũng giảm tốc, xuất khẩu của các nước trong khu vực và thế giới đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Hơn nữa, kết quả xuất khẩu năm 2019 cũng cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo ra những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cải cách trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu đã thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu.

img

img

img

img

Hơn nửa năm sau khi khởi tố vụ án nâng giá Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) để bán cho MobiFone khiến nhà nước thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng, ngày 23/2, Bộ Công an khởi tố, bắt hai cựu bộ trưởng Thông tin Truyền thông là các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.

Ông Son bị cáo buộc là chủ mưu vụ án, đã nhận hối lộ 3 triệu USD (gần 66,5 tỷ đồng), ông Tuấn nhận 200.000 USD (hơn 4,4 tỷ đồng) từ Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ. Cùng tội danh nhận hối lộ còn có cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà (2,5 triệu USD, tương đương 57 tỷ đồng), cựu Tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải (500.000 USD, hơn 11 tỷ đồng).

Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, hai cựu bộ trưởng cùng bị bắt vì tội Nhận hối lộ trong một vụ án. Cả hai ông bị truy tố theo khoản 4 điều 354 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình.

Liên quan vụ án còn 12 người khác bị xét xử, trong đó có 7 lãnh đạo cấp cao của MobiFone. Vụ án một lần nữa chứng minh cho tinh thần "đốt lò" chống tham nhũng "không có vùng cấm" của người đứng đầu Đảng.

img

img

img

img

Ngày 28/8/2019, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông (phố Hạ Đình) xảy ra cháy lớn, giải phóng thủy ngân từ hàng triệu bóng đèn ra môi trường. Sự việc đã khiến hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng.

Mối lo thủy ngân vừa lắng, ngày 10/10, khoảng 280.000 hộ dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... lại khốn đốn bởi nguồn nước bị nhiễm bẩn từ 9 tấn dầu thải.

Sự việc khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại nhiều khu dân cư, người dân phải xếp hàng cả đêm hứng nước từ xe téc như thời bao cấp, nước đóng chai bị vơ vét ở hầu hết siêu thị là cảnh tượng diễn ra suốt một tuần từ 15 đến 22/10.

Sau hai sự cố, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thừa nhận thành phố đã bối rối, phản ứng chậm vì chưa có quy trình ứng phó cụ thể. Các sự cố cũng để lộ khoảng trống trong chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nhà máy trong khu dân cư và bảo vệ an ninh nguồn nước.

img

img


Nội dung : Hồng Hương

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem