Mỹ phẩm làm đẹp cho nam giới đã và đang trở thành thị trường tiềm năng tại Hàn Quốc
Trong vài năm trở lại đây, nam giới tại Hàn Quốc đang ngày càng chuộng các sản phẩm làm đẹp hơn – điều vốn được coi như không thể chấp nhận ở các nước phương Tây.
Theo thống kê của Euromonitor thì trong một thập kỷ vừa qua, cánh mày râu xứ kim chi đã trở thành những người tiêu thụ sản phẩm chăm sóc da nhiều nhất thế giới, khiến cho thị trường mỹ phẩm tại nước này tăng tới 44% từ năm 2011 đến 2017.
Cũng theo một cuộc khảo sát gần đây của GlobalData, có tới ¾ nam giới Hàn thực hiện một liệu trình làm đẹp ít nhất mỗi tuần một lần, như là đi làm tóc ở salon hay chăm sóc da mặt tại nhà. Đối với những người thuộc thế hệ Z (những người sinh sau năm 2000), con số này thậm chí còn cao hơn: 58%.
Ảnh hưởng của văn hóa thần tượng và cạnh tranh khi đi xin việc
Hiện tượng này được Roald Maliangkay, giám đốc của Viện Hàn Quốc tại Đại học Quốc gia Australia giải thích là do một phần ảnh hưởng của các nghệ sĩ K-pop.
“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều thanh niên địa phương đang mô phỏng vẻ ngoài của các nam thần tượng Hàn Quốc. Nhiều người đàn ông trong trang phục bảnh bao với mái tóc được cắt nhuộm hoàn hảo cùng với mắt hai mí (kết quả của phẫu thuật thẩm mỹ). Một vài người đàn ông thậm chí còn trang điểm nhẹ”, Maliangkay nhận xét sau khi thăm thú Myeongdong, một quận trung tâm của Seoul.
Theo như James Turnbull, một nhà văn và một giảng viên tại Busan chuyên về văn hóa đại chúng và vấn đề nữ quyền tại hàn Quốc thì trào lưu chăm sóc cho vẻ bề ngoài của nam giới xứ kim chi còn là do kết quả của sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường việc làm.
Theo chuyên gia này thì những người trong độ tuổi 20-30 đều cố gắng cải thiện các “thông số” của họ bao gồm bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh và thị trường làm đẹp cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh về mặt ngoại hình của một người khi đi xin việc, bởi các công ty tại Hàn Quốc thường yêu cầu ứng viên đính kèm ảnh của họ trong hồ sơ.
Nguyên nhân sâu xa hơn
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 2010 của Roald Maliangkay thì nỗi ám ảnh về chuyện làm đẹp của nam giới Hàn Quốc còn có thể có nguồn gốc sâu xa hơn.
Năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á (tại Hàn Quốc được biết đến là “khủng hoảng IMF), số lượng người thất nghiệp trên khắp đất nước đã tăng lên nhưng con số này không đồng đều ở phụ nữ ở nam giới. Phẫn nộ về điều này cộng với cảm giác bất bình đẳng ở nơi làm việc, tiếp theo là sự gia tăng của các tác phẩm văn chương, phim ảnh đặt ra câu hỏi về vai trò giới khiến cho phụ nữ có xu hướng tìm kiếm những người đàn ông có ngoại hình “mềm mại hơn” nhằm khiến bản thân họ cảm giác mình thêm mạnh mẽ.
Cũng theo Maliangkay, sau nhiều thập kỷ tự thỏa hiệp với tình trạng trên thì thì ngày nay, các nam sinh viên không còn theo đuổi hình tượng nam tính như xưa nữa. Thực tế là những người đàn ông với ngoại hình thô kệch cũng thường ít có cơ hội học đại học hoặc sống một cuộc đời bình lặng. Họ buộc phải thể hiện bản thân trong những công việc như quân nhân, xã hội đen hoặc cảnh sát, thường những công việc yêu cầu nhiều dùng đến sức mạnh cơ bắp.
Trong khi Katherine Spowart, một beauty blogger thì lại nhấn mạnh rằng đàn ông Hàn Quốc phải đối mặt với rất nhiều áp lực xã hội cụ thể. Theo cô thì dù chuyện làm đẹp của nam giới được chấp nhận tại Hàn Quốc song nó không làm giảm bớt gánh nặng truyền thống đặt lên vai đàn ông.
“Vai trò về giới vẫn còn khá cứng nhắc, các lựa chọn về giới tính khác không được nhắc đến nhiều. Đó chính là văn hóa gia trưởng”.
Xu hướng tại Hàn Quốc nhưng có được phương Tây chấp nhận?
Một vài thương hiệu làm đẹp ở phương Tây cũng đang có xu hướng sản xuất các sản phẩm dành cho nam giới như chăm sóc da, tạo hình lông mày…
Hồi tháng 9 năm ngoái, thương hiệu Chanel cho ra mắt Boy de Chanel, dòng sản phẩm làm đẹp đầu tiên dành cho nam giới gồm kem nền với 8 tông màu, chì kẻ mày và son dưỡng không màu và cho thử nghiệm ở Hàn Quốc trước khi bán online cho người dùng tại Mỹ vào tháng 11.
Tuy nhiên, theo như David Yi, người sáng lập của blog làm đẹp dành cho nam giới có trụ sở tại Mỹ thì vẫn còn rất nhiều thách thức cho các nhãn hiệu mỹ phẩm có ý định lấy lòng phái mạnh tại phương Tây.
“Vẫn sẽ còn rất nhiều, rất nhiều năm nữa cho tới khi chuyện trang điểm được chấp nhận ở Mỹ”, ông này cho hay.
Đối với ông David Yi, Hàn Quốc khá tiến bộ trong lĩnh vực làm đẹp dành cho nam giới. Họ có hẳn các phong cách trang điểm cho nam khác hẳn với phụ nữ, được mô phỏng theo các nam thần tượng. Trong bối cảnh ấy thì sản phẩm của Chanel không được coi là một cuộc cách mạng.
Về phần Sarah Lee, người sáng lập của Glow Recipe, một hãng mỹ phẩm chăm sóc da tại Mỹ và nhà bán lẻ của các nhãn hiệu Hàn Quốc thì các khách hàng là nam giới tại Mỹ “đòi hỏi một tư duy thẩm mỹ hoàn toàn khác biệt”.
Song song với diễn xuất, Lee Si Young còn có một niềm đam mê khác là boxing.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.