Ảnh: Ẩn họa cháy nổ từ đại lý phế liệu trong các KĐT ở Hà Nội

Xuân Lực Thứ hai, ngày 21/03/2016 19:32 PM (GMT+7)
Vụ nổ xảy ra tại ngôi nhà thu gom phế liệu trong KĐT Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) khiến nhiều người dân Thủ đô lo lắng khi rất nhiều cửa hàng thu gom phế liệu tương tự đang tồn tại trong các khu đô thị, khu dân cư.
Bình luận 0

Như đã thông tin, chiều ngày 19.3, tại khu đô thị Văn Phú (phường Phú La, quận Hà Đông) xảy ra vụ nổ kinh hoàng khiến 4 người chết và nhiều người bị thương, nhiều ngôi nhà, phương tiện gần hiện trường bị hư hỏng.

img

Anh Liêm (quê Nam Định) thuê một căn biệt thự chưa hoàn thiện ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông) với giá 3.5 triệu/tháng để ở và thu mua phế liệu. Cạnh ngôi nhà anh Liêm thuê là trường mầm non tư thục.

Theo điều tra ban đầu của Công an TP. Hà Nội, anh Phạm Văn Cường (SN 1975, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) thuê nhà số 15 - TT 19, khu đô thị Văn Phú từ năm 2013 để hành nghề thu mua phế liệu. Chiều ngày 19.3, anh Cường mang vật liệu nổ mua được ra trước nhà rồi dùng đèn khò phá với mục đích lấy sắt vụn bán. Trong quá trình cắt phá bằng đèn khò, nhiệt lượng đã kích nổ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Vụ nổ xảy tại điểm thu mua phế liệu của anh Cường khiến nhiều người dân Thủ đô lo lắng, bởi tại nhiều khu dân cư, khu đô thị vẫn tồn tại điểm thu mua phế liệu.

img

Điểm thu mua phế liệu trên tuyến đường chạy trong khu đô thị Văn Phú vẫn hoạt động bình thường sau vụ nổ nghiêm trọng.

Ghi nhận của PV Dân Việt, tại phường Phú La, có ít nhất 3 điểm tập kết, thu mua phế liệu, 1 điểm tại khu đô thị Văn Quán và 2 điểm tại tuyến đường chạy qua khu đô thị Văn Phúc (thuộc tổ dân phố 2, cách hiện trường vụ nổ khoảng hơn 500 mét).

Tại khu đô thị Tổng cục 5 BCA (ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) cũng có 2 điểm thu mua phế liệu.

Trao đổi với PV, các chủ đại lý phế liệu đều cho biết, họ không đăng ký kinh doanh nhưng có ký cam kết về an toàn cháy nổ và không thu mua vật liệu nổ.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV tại các điểm thu mua phế liệu, chủ nhà để phế liệu thu mua khá lộn xộn, chất thành đống, hệ thống dây điện chằng chịt, khu nấu ăn ngay gần các vật liệu dễ cháy. Đa số các hộ mang phế liệu ra trước nhà để phân loại giống như anh Phạm Văn Cường.

img

Ông Tiến, một hộ thuê nhà kinh doanh vật liệu xây dựng trong khu đô thị Tổng cục 5 BCA kiến nghị di chuyển các địa điểm thu mua phế liệu ra một khu riền để quản lý, tránh ảnh hưởng tới khu dân cư khi xảy ra cháy nổ.

“Hàng ngày họ mang vật liệu ra trước nhà đập, chặt nhỏ cho vào bao tải sau đó có xe ba gác hoặc ô tô tải đến chở đi. Sau vụ nổ ở Văn Phú chúng tôi thật sự lo lắng về việc để các hộ thu mua tập kết phế liệu ngay trong khu đô thị này.

Tôi cho rằng, cơ quan chức năng nên quy hoạch chuyển các điểm thu mua phế liệu này ra một khu riêng biệt cách xa khu dân cư để tránh gây ô nhiễm và nguy hiểm từ những vật dụng cũ”, ông Tiến, một hộ kinh doanh tại khu đô thị Tổng cục 5 BCA chia sẻ.

Một số hình ảnh về điểm tập kết, thu mua phế liệu trong khu đô thị ở Hà Nội:

img

Ngôi nhà trong khu đô thị Tổng cục 5 BCA được ông Đỗ Hoài Phong (Nam Định) thuê với giá hơn 5 triệu đồng để tập kết, thu mua phế liệu.

img

Ông Phong chia sẻ, gia đình ông làm nghề thu mua phế liệu được khoảng 10 năm. Khi thu mua phế liệu nếu phát hiện đồ hình dạng lạ, gia đình ông sẽ không mua hoặc không sử dụng.

img

Sáng 21.3, lực lượng công an tới nhà ông Phong thuê để kiểm tra và yêu cầu ông cam kết không thu mua vật liệu nổ, đảm bảo an toàn cháy nổ.

img

Phế liệu gia đình ông Phong thu mua tập kết tại tầng 1 ngôi nhà.

img

Cách nhà ông Phong chừng 50 mét là một đại lý thu mua phế liệu có quy mô tương tự.

img

Ngay từ sáng sớm, có 2 phụ nữ mang phế liệu ra vỉa hè ngồi phân loại, nếu gặp các vật dụng có kích thước lớn thì họ dùng búa gò cho nhỏ.

img

Điểm thu mua vật liệu này có một bình dưỡng khí lớn đặt ngay trước cửa.

img

Vợ chồng anh Liêm (quê Nam Định) sử dụng tầng 1 để tập kết phế liệu đã mua và làm nơi nấu ăn.

img

Anh Liêm sử dụng 1 bình dưỡng khí và  bình gas để khò các phế liệu có kích thước lớn.

img

Anh Liêm cho biết: Mình không đăng ký kinh doanh vì làm ăn nhỏ lẻ. Có người từng mang vỏ đạn bằng đồng đến bán nhưng anh từ chối vì không mua các vật dụng liên quan đến cháy nổ, thiết bị quốc phòng.

img

Hệ thống dây điện bên trong ngôi nhà anh Liêm thuê để lẫn với nhiều phế liệu.

img

Điểm thu mua, tập kết vật liệu trên tuyến đường chạy qua khu đô thị Văn Phú vẫn hoạt động bình thường.

img

Họ mang vật liệu xuống lòng đường để phân loại.

img

Đại lý phế liệu cách hiện trường vụ nổ nghiêm trọng khoảng 1km.

img

Nhiều phế liệu hoen rỉ khó nhận biệt là vật gì.

img

Đa số các điểm thu mua phế liệu đều trữ bình dưỡng khí trong nhà.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem