Sáng 29/8, PV báo Dân Việt có mặt có mặt trên các cánh đồng lúa ở các địa phương Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Hồng Lĩnh… của tỉnh Hà Tĩnh.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0553-1567045617-width640height480.jpg)
Theo ghi nhận, từ tờ mờ sáng, trên các cánh đồng ở Cẩm Xuyên, hàng trăm người dân đang cầm bì “nóng ruột” chờ máy gặt đến từng ruộng lúa.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0543-1567045617-width640height480.jpg)
Ở một số địa điểm, mặc dù lúa chưa đến độ chín vàng nhưng người nông dân vẫn phải thu hoạch. Hàng trăm máy gặt đập liên hoàn cỡ lớn hoạt động liên tục, nhiều chủ máy phải thuê thêm người làm để đáp ứng nhu cầu của người dân.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0532-1567045617-width640height480.jpg)
Ông Nguyễn Viết Tân (xóm 7, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Năm nay gia đình tôi gieo trồng 2 mẫu lúa và hiện tại chỉ mới gặt được hơn 1 mậu. Khi nghe tin bão số 4 có khả năng đổ bộ trực tiếp đến Hà Tĩnh tôi rất lo, có khoảng 3 sào lúa còn xanh, tuy nhiên có lẽ phải gặt để chạy bão”.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0514-1567045617-width640height480.jpg)
Không chỉ “nóng mặt” gặt lúa còn xanh để chạy bão, mà một số hộ dân còn tranh thủ ra đồng thu gom rơm rạ để về trữ phòng lúc bão đổ bộ vào thì gia súc còn có thức ăn. Ông Lê Hữu Hành (xóm 7, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Trước thông tin bão số 4 có thể đổ bộ vào Hà Tĩnh, mặc dù chưa găt xong lúa nhưng gia đình tôi phải chia ra người đi gặt lúa, người đi chở rơm rạ về để phòng lúc bão vào có thức ăn cho gia súc”.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0549-1567045617-width640height480.jpg)
Trao đổi với Dân Việt, Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biế: “Trên địa bàn toàn tỉnh có 43.000 ha diện tích lúa hè thu, tính đến sáng 29/8 mới thu hoạch được 24.000ha. Hiện vấn đề đáng lo ngại hiện nay là có một số diện tích lúa còn xanh chưa thể thu hoạch, nếu bão đổ bộ số diện tích lúa này sẽ có khẳ năng sẽ bị ảnh hưởng".
'
Lúa gặt về không kịp phơi, người dân phải trưng dụng nhà văn hóa thôn/xóm để kê lúa tránh việc lúa bị ướt bị lên mầm.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0557-1567045617-width640height480.jpg)
Ngoài việc gặt lúa chạy bão, người dân cũng chủ động ứng phó với cơn bão số 4, một số hộ dân khẩn trương sử dụng các bao cát để chèn chống nhà cửa.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0229-1567045617-width640height480.jpg)
Tại huyện miền núi Hương Khê, để đối phó với cơn bão số 4, các hộ dân đã chuẩn bị tùa thuyền để di chuyển nếu bão đổ bộ.Theo ông Trần Đình Lạc (thôn 7, xã Hà Linh, huyện Hương Khê), năm nay bão đến sớm hơn mọi năm, để kịp thời đối phó với cơn bão số 4 gia đình ông đã chuẩn bị chèn chống nhà cửa, đưa thuyền ra kiểm tra để khi nước vào nhà còn có phương tiện để di chuyển.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-29/Nong-dan-Ha-Tinh-voi-va-img_0554-1567045617-width640height480.jpg)
Để ứng phó với diễn biến của bão Podul và mưa lớn xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công điện, trong đó yêu cầu: UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn lúa vụ hè thu đã chín, nhất là các địa phương có diện tích lúa lớn, diện tích lúa ngoài đê La Giang, vùng thấp trũng dễ bị ngập úng; tuyệt đố không để lúa hè thu đã chín bị ngập khi mưa, lũ xảy ra. Chủ động các phương án, điều kiện cần thiết để ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, mưa lũ có thể xảy ra trong thời gian tới.
Hồi 7 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
(Clip người dân Hà Tĩnh căng mình "chạy bão")
Vui lòng nhập nội dung bình luận.