Video: Tận mắt chứng kiến cách làm đèn cù truyền thống.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69441855_2273832982929250_5848820840887484416_n-1566791777-width650height433.jpg)
Gia đình ông Đỗ Văn Kỳ (55 tuổi) ở thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) hơn 40 năm nay vẫn theo nghề làm đèn cù và những món đồ chơi trung thu truyền thống. Công việc bắt đầu từ tháng 6 đến giữa tháng 8 (âm lịch) hàng năm.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69880365_2491813914195160_2873222740364492800_n-1566791777-width650height433.jpg)
Suốt hơn 40 năm, cứ mỗi dịp trung thu, gia đình ông Kỳ - một trong những hộ gia đình hiếm hoi còn làm đèn cù, lại tất bật với những giấy màu, tre nứa, hồ dán… Ông Kỳ chia sẻ, mặc dù gần đây, có nhiều mặt hàng đồ chơi trung thu khác cạnh tranh nhưng ông vẫn làm vì vẫn có nhiều người đón nhận các mặt hàng truyền thống và cốt là gìn giữ bản sắc dân tộc.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69473158_1593845667412659_4789964291203661824_n-1566791777-width650height433.jpg)
Để làm được một chiếc đèn cù, những người thợ mất rất nhiều thời gian từ chẻ nứa, vót nan đến làm bánh xe, dán giấy màu... và thường làm theo từng công đoạn. Gia đình tập trung làm đèn cù vào dịp Tết trung thu nhưng vật liệu được chuẩn bị từ quanh năm.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69284358_2341102992641262_2028377148250652672_n-1566791777-width650height433.jpg)
Chiếc chao đèn sau khi được dán giấy có màu sắc rực rỡ, láp lánh. Đèn cù làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó nên nhiều tiểu thương mua hàng phố Hàng Mã thường phải đặt trước. "Chỉ duy nhất hàng nhà tôi cung cấp mặt hàng này cho hàng Mã, mỗi mùa trung thu nhà tôi ăn ngủ với những chiếc đèn này để kịp thời trả các đơn hàng", ông Kỳ chia sẻ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/68809562_2129896860449172_4572092020595621888_n-1566791777-width606height404.jpg)
Theo ông Kỳ, gia đình ông bắt đầu dán đèn từ cuối tháng 6, mỗi ngày có thể dán khoảng 100 chiếc đèn cù. Những chiếc đèn cù của gia đình được bán chủ yếu tới phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… Bên cạnh đó, rất nhiều trường tiểu học, trường mẫu giáo cũng đặt hàng trăm chiếc đèn cù đủ các cỡ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/68838641_925548361139309_1999167904599244800_n-1566791777-width650height433.jpg)
Cái tên của chiếc đèn ông sư hay đèn cù cũng xuất phát từ hình dáng của nó, chiếc chao đèn có hình giống mũ hòa thượng và khi kéo đi đèn sẽ quay như cái cù. Đây là một gia đình hiếm hoi còn làm đèn cù ở Hà Nội mỗi dịp trung thu về.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/68880096_1293710424134900_3544704915332923392_n-1566791777-width650height433.jpg)
Những chiếc chao đèn được cắt dán rất khéo léo, bà Xuân (Vợ ông Kỳ) cho biết, chao đèn có 6 cánh 4 màu thường là 2 vàng, 2 đỏ, xanh, tím.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/68932725_2459777024258426_6847181629450878976_n-1566791777-width650height433.jpg)
Cũng theo bà Xuân, những chiếc đèn cù sau khi được làm xong sẽ được ông Kỳ vẽ lên trên 6 cánh của chiếc đèn bằng những hình hài bắt mắt.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69134446_413126466221083_7809549952123666432_n-1566791777-width650height433.jpg)
Hiện nay mặt hàng đồ chơi dân gian truyền thông đang dành lại chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt một số đồ chơi Trung Quốc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe đang khiến người tiêu dùng lo ngại.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2019/images/2019-08-26/69800447_615183502222736_5880259563407540224_n-1566791777-width650height433.jpg)
Để phát huy truyền thống dân tộc và giữ gìn nghề truyền thống, ông Kỳ đều truyền dạy, hướng dẫn cho các con và các cháu trong làng nghề làm đèn cù để tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.