Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân nuôi cá chình xuất khẩu sang Nhật
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nuôi thành công “nhân sâm dưới nước”, anh nông dân “hốt bạc” từ thị trường Nhật Bản
Trần Đáng
Thứ bảy, ngày 10/07/2021 19:10 PM (GMT+7)
Nuôi cá chình không dễ bởi thời gian nuôi dài, khó chăm sóc, nhưng anh Trần Đức Nghĩa (xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) không chỉ nuôi thành công mà còn xuất cá chình sang thị trường Nhật Bản – một thị trường rất khó tính.
Cá chình giống sau khi ương được 12 tháng sẽ thả ra ao nuôi riêng.
Các ao nuôi đều được trang bị máy sục khí đáy và quạt nước để cung cấp oxy cho cá chình.
Theo anh Nghĩa, lượng nước và oxy cung cấp nuôi cá chình phải vừa đủ, không thừa hay thiếu.
Cá chình nuôi thương phẩm phải thay nước trong ao hàng ngày.
Về thức ăn để nuôi cá chình, anh Nghĩa dùng hỗn hợp thức ăn gồm: Cá tươi, trùn quế và men tiêu hóa. Hỗn hợp này được xay nhuyễn trước khi cho cá chình ăn.
"Cá chình sợ ánh sáng, nên cho cá ăn vào sáng sớm hoặc xế chiều", anh Nghĩa chia sẻ.
Thời gian cá chình ăn 60 - 90 phút. Nếu thấy trong ao còn thức ăn thừa thì phải vớt bỏ và điều chỉnh giảm khẩu phần cho cá ăn lần sau.
Hàng ngày, anh Nghĩa phải kiểm tra sức khỏe cá bằng cách quan sát hoạt động bơi lội, đặc biệt là vào ban đêm.
Định kỳ 15-30 ngày, anh Nghĩa diệt khuẩn nước ao. Và 7 - 10 ngày/lần dùng men vi sinh xử lý ô nhiễm đáy ao.
Sau 2 năm nuôi, cá chình đạt hơn 2kg/con. Lúc này, anh Nghĩa đã xuất bán cá ra thị trường. Cá chình nuôi 2 năm thu bán một lần.
Không chỉ bán cá chình thương phẩm, anh Nghĩa còn bán cá chình giống cho bà con nông dân.
Trung bình, mỗi năm anh bán ra thị trường khoảng 200.000 con cá chình giống.
Nuôi cá chình xuất khẩu sang Nhật Bản
Theo anh Nghĩa, nhờ chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên cá chình được ví là "nhân sâm dưới nước".
Vì thế, cá chình có giá trị kinh tế khá cao. Thị trường Nhật Bản rất chuộng thịt cá chình.
Năm 2018, Công ty CP Maguna (Nhật) đã ký hợp đồng với anh Nghĩa để mua 10 tấn cá chình với giá 430.000 đồng/kg.
Theo anh Nghĩa, làm ăn với Nhật không dễ. Thị trường Nhật rất khó tính, nên yêu cầu đặt ra khi ký hợp đồng mua cá chình cũng rất cao.
"Người Nhật chỉ lấy cá chình vào cỡ 2 – 3kg/con", anh Nghĩa thổ lộ.
Theo ông Nguyễn Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Rao (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), vụ vừa qua, anh Nghĩa xuất hơn 10 tấn cá chình sang thị trường Nhật Bản.
Ông Hinh nhận xét, anh Nghĩa là nông dân rất giỏi sản xuất và kinh doanh cá trình.
Cũng theo ông Hinh, Hội Nông dân xã đã đăng ký làm OCOP sản phẩm cá sạch Suối Rao, trong đó có con cá chình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.