Nếu như nghệ sĩ Xuân Hinh không còn xa lạ với đông đảo công chúng thì vợ anh, chị Nguyễn Phương Lan lại chưa một lần trò chuyện với báo chí. Dù câu chuyện chỉ xoay quanh bữa cơm gia đình nhưng chúng tôi cũng phải thuyết phục nhiều, chị mới đồng ý chia sẻ.
So
với sự nghiệp của chồng, chị Lan có cuộc sống khiêm nhường hơn. Là con gái Hà Nội,
từng có thu nhập khá với nghề kế toán, nhưng vì muốn có nhiều thời gian chăm
sóc con cái khi “trót” có một ông chồng nổi tiếng bận rộn, chị đã nghỉ việc, bằng
lòng làm một người phụ nữ tề gia nội trợ. Chẳng trách, nghệ sĩ Xuân Hinh mỗi
khi trả lời báo chí đều ca ngợi vợ hết lời “một lòng thờ vợ kính con, cho vuông
chữ bố mới tròn đọa anh”.
Đúng như nghệ sĩ Xuân Hinh từng tâm sự: “Trước
khi lấy vợ, tôi đã chọn kỹ. Chồng nói nhiều thì vợ nói ít, chồng nhanh thì vợ
chậm, người nhanh cứ nhanh, người chậm cứ chậm. Chồng căng thì vợ chùng, mình
đã giao trách nhiệm cho vợ cứ mỗi khi hai vợ chồng giận nhau thì vợ là người
xin lỗi, như thế vợ là người thắng cuộc rồi”.
Gia đình nghệ sĩ Xuân Hinh đầm ấm bên bữa cơm gia đình.
Như
quy luật bù trừ, vợ Xuân Hinh nhận mình là người ít nói, nhuần tính. “Lấy chồng
nghệ sĩ, nếu bản thân mình hay nghi kỵ, chấp nhặt thì rất khó sống hòa thuận. Vợ
chồng sống với nhau cốt là ở niềm tin. Anh Hinh là người rất coi trọng giá trị
truyền thống, trong gia đình phải có trên có dưới. Tính khí anh hài hước, mọi
người cứ nghĩ anh xuề xòa lắm, nhưng thực ra ở nhà anh rất nghiêm khắc, nhất là
chuyện giáo dục con cái. Là nghệ sĩ, nhưng anh không có tính la cà, ham mê rượu
chè bên ngoài, con cái cũng theo đó làm gương”, chị Lan tâm sự.
Hỏi
chị Lan, ở nhà làm nội trợ chắc khả năng nấu nướng của chị phải đáng nể lắm, chị
cười: “Anh Hinh kỹ tính vậy nhưng chuyện ăn uống lại rất đơn giản. Anh đặc biệt
ưa thích các món cá, như cá kho, canh cá… riêng cá rán thì không được vì anh rất
sợ mỡ nên những món gì liên quan đến mỡ là tôi rất hạn chế nấu cho anh ăn. Thịt
cũng chỉ ăn mình thịt nạc, dính một tí mỡ là cũng trừ ra. Ngoài món cá, anh còn
thích canh cua, canh hến… Được cái, do ăn nhiều rau, ít thịt nên anh Hinh vẫn
giữ được “phom”, sức khỏe ổn định. Mọi người còn nhận xét là trẻ lâu nữa. Tuy
nhiên, cái khó của gia đình tôi là các cháu lại có khẩu vị hơi ngược với bố,
thích thịt hơn. Chính vì vậy mà nhà tôi phải luôn nấu hai món khác nhau để dung
hòa được khẩu vị của mỗi người. Còn tôi thì đứng giữa, ăn cái gì cũng được. Lắm
lúc cả nhà đi ăn ngoài cũng phải chọn nhà hàng có cả món Á lẫn Âu để không ai
phải “hi sinh” vì ai cả”, chị Lan kể.
Hỏi
chị Lan đã bao giờ phải dùng đến chiêu “món ngon nhử chồng”, chị bảo: “Cũng có
chứ. Như một thói quen, mỗi khi vợ chồng giận nhau, tôi bao giờ cũng là người
làm lành trước. Là người tinh tế, anh Hinh chỉ cần nhìn vào mâm cơm là biết được
thành ý của vợ. Bao nhiêu giận dỗi cũng tan biến trên mâm cơm. Có lẽ vì thế mà
anh Hinh rất ngại ăn ở ngoài vì họ nấu không đúng khẩu vị. Cơm vợ bao giờ cũng
là nhất!”.
Có
vợ đảm đang làm hết việc nhà, nên hỏi Xuân Hinh đã bao giờ vào bếp nấu cơm thay
vợ chưa, anh thành thật: “Hơn hai chục năm chung sống với nhau, tôi chưa phải động
tay chân vào việc nhà. Không phải vì tôi gia trưởng không biết làm mà vì được vợ
chiều, giành hết việc nhà vào mình. Nhưng nếu vợ không có nhà thì tôi vẫn làm hết,
trai quê mà, có việc gì là không làm được đâu. Mình lăn lộn kiếm sống bao nhiêu
năm rồi, giờ làm diễn viên thì cũng khác gì con gà cục cục, mở mắt ra là đi kiếm
mồi rồi. Ngược lại, những việc lớn trong nhà thì tôi là người lo lắng. Hay như
chuyện dạy dỗ con cái cần đến cái uy của người cha thì vợ không thể làm thay được.
Chính vì vậy mà hai cháu nhà tôi đều ngoan ngoãn, lễ phép”.
Đó
cũng là điều mà chị Lan thấy khâm phục ở chồng khi luôn đặt con cái, gia đình
lên hàng đầu. Hạnh phúc gia đình lại được chị vun vén bằng những bữa cơm ngon
canh ngọt, giản dị mà dạt dào yêu thương.
Gia đình và Xã hội (Theo Gia đình và Xã hội)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.