Thích thì bán, không biết phạm luậtXu hướng bán hàng qua facebook nở rộ vì quá đơn giản và dễ quảng cáo. Từ mạng xã hội này, người dùng có thể tham khảo thông tin và đặt mua vô thiên lủng từ cá kho, thịt hộp, thịt tươi, thuốc, mỹ phẩm, quần áo thời trang đến những thứ đắt đỏ như nhà cửa, ô tô...
Thời gian qua, có nhiều độc giả gửi câu hỏi thắc mắc về việc, bán hàng nhỏ lẻ qua mạnh xã hội có cần thiết phải đăng ký kinh doanh hay không? Với rất nhiều trang cá nhân rao vặt, buôn bán nhỏ trên mạng xã hội hiện nay, họ đang chịu sự điều chỉnh của quy định nào và việc kinh doanh tự phát như vậy liệu có vi phạm gì không?
Cá nhân tận dụng mạng xã hội để kinh doanh ngày càng nở rộ. Ảnh minh họa: ST
Trần Thu Nh, một người mới mở shop online trên facebook liên tục gửi link cho bạn bè mời like để quảng bá rộng rãi thông tin sản phẩm cả shop. Khách hàng ban đầu là bạn bè người quen, sau đó mở rộng ra với nhiều người quan tâm, đặt hàng mua sản phẩm và được giao hàng tận nơi. Nh cũng có suy nghĩ đơn giản là mọi người làm được thì mình làm, vừa vui vừa có thêm thu nhập, chứ chưa bao giờ nghĩ là phải thực hiện đăng ký kinh doanh bán hàng qua mạng.
Tương tự, nhiều bạn trẻ kinh doanh mô cũng tận dụng mạng xã hội để kinh doanh nhỏ, từ đồ ăn vặt như chè, thạch, hoa quả, quần áo, dịch vụ chụp hình... và phần lớn được hỏi đều không biết quy định phải thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến việc kinh doanh đến cơ quan quản lý.
Đa số cho biết họ chưa từng quan tâm đến quy định về quản lý bán hàng qua mạng xã hội.
Không đăng ký, phạt nặngTheo bà Lê Thị Hà, Phòng Pháp chế, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương: Những website mạng xã hội mà có cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân khác lên tiến hành hoạt động thương mại (mở shop online, rao vặt, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ…) sẽ được coi là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; và nếu những website này đáp ứng Điều 2, Nghị định số 52 thì người thiết lập phải có trách nhiệm đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.
Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2013 quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử, đây là Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định số 52 về trình tự, thủ tục và các bước tiến hành thông báo hoặc đăng ký website thương mại điện tử.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 185, đối tượng bị xử phạt hành chính gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đối với chế tài xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT, ngày 15 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có các hành vi vi phạm về TMĐT được quy định tại mục 11 (từ Điều 81 đến Điều 85).
Tại Điều 81 có quy định cụ thể mức phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với thương nhân, tổ chức có hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định.
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) cần lưu ý TMĐT không phải là một lĩnh vực hoạt động riêng biệt mà chỉ là phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT chỉ điều chỉnh những khía cạnh đặc thù của hình thức giao dịch do phát sinh trên môi trường điện tử. Còn về bản chất của giao dịch, các bên tham gia vẫn phải tuân thủ toàn bộ các quy định của pháp luật về dân sự, kinh doanh và thương mại. Các đối tượng tham gia bán hàng, rao vặt, thực hiện hành vi lừa đảo, buôn bán gian dối hoặc các hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật có liên quan. Việc xử lý vi phạm sẽ dựa trên các quy định tại các văn bản phảp luật có liên quan này, căn cứ từng hành vi vi phạm để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử được Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2013 (Nghị định số 52), những đối tượng tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này bao gồm thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; hoặc cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; hoặc thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
"Nghị định số 52 cũng có quy định tại Khoản 2, Điều 25 “website cung cấp dịch vụ TMĐT là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại”, những website này phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương", đại diện Phòng Pháp chế, Cục TMĐT&CNTT cho biết.
Infonet (Theo Infonet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.