Sau khi tốt nghiệp, để bám trụ lại Hà Nội, nhiều sinh viên đành chấp nhận chạy xe ôm, bán cám cò, làm thuê đủ nghề để mong có cơ hội tìm kiếm được một công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo.
Mòn mỏi chờ việc
Trần Thị Hoàn (1989) sinh ra ở một vùng nông thôn Vĩnh Phúc. Thu nhập của cả gia đình Hoàn chỉ
trông vào mấy sào ruộng.
Dù rất muốn học trường ĐH Thương mại để khi ra trường làm nhân viên văn phòng, nhưng cuối cùng đành
gác lại ước mơ và quyết định thi vào trường sư phạm để bố mẹ bớt được gánh nặng học phí.
|
Nhiều sinh viên thất nghiệp ra trường phải đi làm các nghề khác
nhau.
|
Bốn năm học ở trường, Hoàn luôn cố gắng để đạt kết quả học tập thật tốt với hy vọng khi ra
trường có tấm bằng khá, giỏi để dễ xin việc. Ra trường với tấm bằng khá trên tay, nhưng đã hai năm
nay, Hoàn đi hết chỗ này chỗ kia xin việc nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu.
Không thể ngồi chờ, Hoàn đã xin đi làm tạm thời ở siêu thị để kiếm tiền nuôi thân. "Còn giấc mơ
làm cô giáo vẫn còn xa vời vì chưa có chỉ tiêu", Hoàn chia sẻ.
Đồng cảnh ngộ, Phạm Như Thảo quê Thanh Hóa cũng "tiến thoái lưỡng nan" vì đã ba năm mang hồ sơ
đi rải khắp các nơi tuyển dụng về chuyên ngành kế toán nhưng vẫn chưa tìm được việc.
|
Thảo đang đợi khách đi xe. |
Để bám trụ lại Hà Nội, Thảo đã chọn công việc làm xe ôm. Thảo cho biết, ngày đông khách kiếm
được khoảng 120 nghìn đồng, còn những ngày bình thường bỏ túi được 60-70 nghìn đồng.
"Số tiền kiếm được vừa đủ để chi trả cho sinh hoạt hằng ngày. Nhiều khi ốm đau không đi làm
được, không có tiền nên chỉ ăn mì gói. Nhưng lý do mình làm xe ôm là muốn có cơ hội để tiếp cận với
thông tin về tuyển dụng và biết đâu số phận may mắn sẽ gặp được ai đó giúp tìm việc", Thảo tâm
sự.
Tiếp thị cám cò để trang trải cuộc sống
Éo le hơn là tình cảnh của anh H. (Bắc Giang), khi chuẩn bị tốt nghiệp học viện Ngân hàng, có
người hứa sẽ tìm việc giúp với chi phí 100 triệu đồng.
Vì là chỗ quen biết, nên gia đình H. đã liều đi vay ngân hàng để lo lót cho anh vào ngân hàng.
Nhưng "đâu ngờ", ra trường được một tháng, hai tháng rồi một năm, việc làm chưa thấy đâu thì người
quen đã biến mất. Sau đó, anh H. tự đi nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi nhưng cũng không được nhận.
"Khi tình hình kinh tế khó khăn, nhiều Ngân hàng buộc phải cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân
viên dưới hình thức tự nguyện xin nghỉ việc thì sinh viên mới ra trường khó chen chân trong thị
trường việc làm ngân hàng là điều dễ hiểu. Giờ mình đi tiếp thị cám cò để có tiền trang trải cuộc
sống", H. tâm sự.
Không cần thầy thì làm thợ
"Trước kia, ngành Tài chính - Ngân hàng, Điện tử - Viễn thông… đang là những ngành được ưa
chuộng nên mình cũng đi học theo "xu hướng". Giờ thì thấm thía thế nào là xu hướng rồi. Xu hướng
thay đổi thì mình cũng phải thay đổi. Xã hội không cần thầy thì mình làm thợ, Nguyễn Tình, cựu sinh
viên ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ.
Hiện Tình hiện đang là công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Bên cạnh
đó, Nguyễn Tình cho biết, có thực tế là, khi vào các khu công nghiệp, không khó để tìm các công
nhân có trình độ đại học.
Tương tự, ra trường với tấm bằng loại ưu, lại có quen biết nên Hạnh nhanh chóng được ký hợp đồng
vào giảng dạy tại một trường cấp ba của huyện.
"Ban đầu, dù lương hợp đồng bèo bọt không đủ tiền xăng xe và chi phí sinh hoạt vẫn phải cố chịu
đựng vì tâm huyết với nghề. Nhưng sau một thời gian dài vật lộn, mình quyết định thôi dạy để đi bán
hàng", Hạnh thở dài.
Cũng giống như Hạnh, Lê Huyền, sau khi ra trường, được nhận vào làm nhân viên kinh doanh tại
công ty X. Nhưng làm việc được ba tháng, cô đành ngậm ngùi rút lui vì không chịu được áp lực công
việc.
"Một ngày mình phải làm việc từ 9 đến 10 tiếng, phải tìm được khách hàng đủ định mức mà công ty
giao, nếu không đủ định mức sẽ bị trừ lương. Mà thời này tìm khách hàng khó hơn tìm "sao" nên mình
chuyển sang làm nhân viên bán hàng, công việc nhẹ nhàng lại đủ sống", Huyền nói.
Đồng thời, Huyền cho biết thêm, trong lớp ĐH có gần 100 người học chuyên ngành Tài chính - Ngân
hàng của trường ĐH Lương Thế Vinh nhưng hiện nay chỉ có hai người đang làm việc đúng ngành, số còn
lại người chưa xin được việc, người vì không chịu nổi áp lực công việc nên chuyển ngành, chuyển
nghề.
Thầy Hà Huy Phượng - Phó trưởng khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, trong
thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc làm không thiếu.
Tuy nhiên, có một thực trạng là sinh viên đại học ra trường không xin được việc làm như mong
muốn. "Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng đó. Đó là sinh viên không đáp ứng được nhu cầu của xã hội;
"nước chảy chỗ trũng" - hồ sơ nhiều nhưng lượng tuyển ít", thầy Phượng nói.
Đồng thời, theo thầy Phượng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, sinh viên phải
không ngừng rèn luyện mình, trau dồi tri thức, học sâu về chuyên ngành mà mình đã chọn để đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.