Khi hành tinh ấm lên, băng ở Nam Cực đang dần tan chảy, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho loài tảo này phát triển mạnh.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, một số khu vực ở Nam Cực hiện được bao phủ dày đặc trong tảo tuyết với các mảng xanh có thể nhìn thấy được từ không gian.
Các nhà sinh vật học từ Đại học Cambridge và Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết, tảo sẽ hình thành khi hành tinh ấm lên và có khả năng tạo ra một hệ sinh thái mới trên lục địa cực nam của Trái đất.
Tảo có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho các loài khác. Điều này có thể giúp hình thành một hệ sinh thái mới.
Tiến sĩ Andrew Gray, tác giả chính của bài báo, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết: "Khi Nam Cực ấm lên, chúng tôi dự đoán khối lượng tảo tuyết sẽ tăng lên".
Tiến sĩ Matt Davey thuộc Khoa Khoa học Thực vật của Đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu cho biết tảo có thể hấp thu được carbon dioxide. Đây có thể là một điều tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
"Đây là một điều tích cực đáng kể liên quan đến sự hiểu biết của chúng tôi về cuộc sống trên đất liền ở Nam Cực và nó có thể thay đổi như thế nào trong những năm tới khi khí hậu ấm lên. Tảo tuyết là một thành phần quan trọng có khả năng thu giữ carbon dioxide của lục địa từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Chúng tôi đã xác định được 1679 bông tảo xanh riêng biệt trên bề mặt tuyết có diện tích 1,9 km2, tương đương với một bể chứa carbon khoảng 479 tấn mỗi năm", ông Matt nhấn mạnh.
Kể từ năm 1975, Trái đất đã ấm lên với một tốc độ đáng báo động. Các nhà khoa học tuyên bố rằng nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 0,15-0,20C mỗi thập kỷ.
Sự nóng lên toàn cầu chắc chắn có ảnh hưởng đến việc các khối băng ở các cực đang tiếp tục tan chảy.
Kể từ năm 1979, khối lượng băng ở Bắc Cực đã giảm đi 80% - điều mà các nhà khoa học đã cảnh báo sẽ khiến mực nước biển dâng cao.
Nếu chỉ dải băng Tây Nam Cực, nơi có sông băng Đảo thông tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng thêm 3 mét.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.