Bảo hộ giống cây trồng: Hở là mất nhanh như bị "ăn cắp"!

Nguyên Vỹ Thứ bảy, ngày 23/09/2017 06:46 AM (GMT+7)
Có những giống mới tốn hơn chục năm nghiên cứu nhưng vừa “ra lò” đã bị ăn cắp... Tình trạng vi phạm về bảo hộ, sở hữu trí tuệ giống cây trồng đang gây nhức nhối không chỉ cho doanh nghiệp (DN) mà cả cơ quan quản lý hiện nay.
Bình luận 0

Vấn đề bảo hộ giống cây trồng được thể hiện trong pháp lệnh giống cây trồng (năm 2004) và Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2006) nhưng đến nay vẫn chưa có luật về giống cây trồng (GCT). Đây được coi là khâu yếu kém khi đặt trong vấn đề hội nhập của ngành nông nghiệp.

Không dám nhận… nguồn gốc

img

Giống lúa Đài thơm 8 thường xuyên bị nhiều tổ chức, cá nhân làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và khai thác sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Thuận Hải

Giống lúa đài thơm 8 có thể xuất khẩu với quy mô lớn và một số doanh nghiệp lương thực đã vào cuộc xây dựng thương hiệu gạo đài thơm 8.

“Nhưng với tình hình xâm phạm bản quyền và tự ý sản xuất như hiện nay, chất lượng gạo đài thơm 8 sẽ không đảm bảo và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam” - một lãnh đạo SSC lo ngại. 

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thương mại GCT Việt Nam, riêng khu vực Đông Nam Bộ đã có hơn 200 DN liên quan đến lĩnh vực giống cây trồng nhưng chủ yếu là hoạt động kinh doanh.

Việc tập trung cho khâu nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống không hề đơn giản vì đòi hỏi đầu tư lớn. Nhưng nhức nhối hơn cả, vấn nạn ăn cắp bản quyền và vi phạm bảo hộ GCT luôn rình rập họ.

Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là một ví dụ điển hình khi 2 nhãn hiệu giống lúa đài thơm 8 và giống lúa thơm RVT đều bị nhiều công ty, cá nhân làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và khai thác sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, SSC còn chỉ ra đích danh 11 công ty có trụ sở ở ĐBSCL là thủ phạm.

Các hình thức vi phạm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngoài khả năng kiểm soát của công ty. Bản thân SSC đã gửi đơn đến các địa phương nhờ hỗ trợ, xử lý nhưng đến nay công ty này cũng chỉ mới nhận được sự cam kết hỗ trợ chứ chưa có trường hợp vi phạm nào được xử lý.

Được biết, giống lúa đài thơm 8 có thể xuất khẩu với quy mô lớn và một số DN lương thực đã vào cuộc xây dựng thương hiệu gạo đài thơm 8. “Nhưng với tình hình xâm phạm bản quyền và tự ý sản xuất như hiện nay, chất lượng gạo đài thơm 8 sẽ không đảm bảo và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam” - một lãnh đạo SSC lo ngại.

Với ông Tô Thành Trung - Giám đốc Công ty TNHH Giống cây trồng Trung Nông, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền giống gốc, giống bố mẹ trở thành nỗi ám ảnh đối với DN chứ không còn là lo ngại nữa.

Ông Trung kể, công ty ông đã tự nghiên cứu lai tạo thành công một giống ớt có nguồn gốc từ giống bản địa của Việt Nam, tuy nhiên, để đánh lừa các công ty khác, DN này phải đặt tên giống là ớt sừng vàng châu Phi. Nhưng khốn nỗi, cũng vì hai chữ “châu Phi” này mà giống ra đời từ năm 1997 đến nay mới được phép bảo hộ quyền sở hữu và quyền tác giả.

Đánh giá chủ quan, ông Trung cho rằng vấn nạn vi phạm nêu trên là một trong những lý do các công ty hạt giống hàng đầu trên thế giới chưa dám đặt chi nhánh nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam. Bản thân việc kiện tụng khi xảy ra tranh chấp cũng rất mệt mỏi...

img

Nhận thức về tính pháp lý trong chọn lọc giống và đưa vào sản xuất hiện chưa đồng đều. Ảnh Nguyên Vỹ

Cần sớm có luật về giống cây trồng

Bến Tre là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất giống cây nhưng nhiều quy định còn bất cập khi áp dụng ở địa phương này. Như quy định về cây đầu dòng, giống cây có múi bắt buộc phải có nhà lưới cách ly côn trùng. Trong khi đây chỉ mới là cây sạch bệnh chứ không phải là cây kháng bệnh nên khi đem ra trồng đại trà rất dễ nhiễm bệnh.

Theo đại diện Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre, quy định nông dân khi phát hiện hay nhập giống mới, muốn đăng ký cây đầu dòng phải thông qua công tác khảo nghiệm; được Bộ NNPTNT công nhận và đưa vào danh mục cây giống quốc gia thì mới được phép sản xuất. Đây là nội dung khó cho cơ quan quản lý thời gian qua; còn nếu như thực hiện đúng quy định thì nông dân không đủ kinh phí để thực hiện.

Trong pháp lệnh GCT cũng không có quy định rõ về việc nhân giống hữu tính của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm mà chỉ quy định về phương pháp nhân giống vô tính. “Bến Tre đang gặp khó trong việc quản lý việc sản xuất giống dừa chất lượng hay một số giống cây ăn quả nhân giống từ hạt” - vị đại diện Sở NNPTNT Bến Tre nói.

Ông Dương Hoa Xô - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM thừa nhận áp dụng khoa học công nghệ là hướng ưu tiên phát triển, nghiên cứu, lai tạo GCT. Nhưng nhận thức về tính pháp lý trong chọn lọc giống chất lượng cao đưa vào sản xuất hiện chưa đồng đều.

“Vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo hộ bản quyền giống phải được đặt ra để tránh bị thiệt hại, cũng như việc thực thi pháp luật cần được chấp hành trong việc giải quyết tranh chấp bản quyền về giống, giảm thiệt hại cho DN làm ăn bài bản” – ông Dương Hoa Xô nói.

Còn theo ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại GCT Việt Nam, trong nước vẫn chưa hình thành được ngành công nghiệp về GCT do chưa đồng bộ nhiều yếu tố, điển hình là hệ thống pháp luật về ngành giống còn thiếu, việc hội nhập quốc tế cũng yếu...

Ông Trần Mạnh Báo cho biết bản thân ông là đồng tác giả 10 GCT cấp quốc gia, có những giống 14 năm mới được bảo hộ. Nhưng giống vừa ra “lò” đã bị người khác đem đi khảo nghiệm cho riêng họ. “Cứ như thế còn ai dám nghiên cứu nữa vì làm giống mà không nghiên cứu thì không nói được chuyện gì” - ông Báo nhấn mạnh. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem