Bão Mặt trời di chuyển với tốc độ 2,1 triệu km/h đang tiến thẳng tới Trái đất
Bão Mặt trời di chuyển với tốc độ 2,1 triệu km/h đang tiến thẳng tới Trái đất
Chủ nhật, ngày 23/05/2021 07:20 AM (GMT+7)
Một cơn bão Mặt trời đang tiến thẳng tới Trái đất với tốc độ đáng kinh ngạc, hơn 2,1 triệu km/h, sau khi một lỗ hổng xuất hiện trong bầu khí quyển của ngôi sao trung tâm này.
Các nhà thiên văn học gần đây đã tiết lộ một lỗ hổng lớn trên bề mặt bầu khí quyển của Mặt trời, lỗ hổng xuất hiện ở gần vùng xích đạo. Các chuyên gia cho biết điều này đang làm cho dòng hạt Mặt trời xuất hiện từ ngôi sao chủ của chúng ta và không may cho Trái đất, chúng ta nằm ngay trong đường đi của dòng hạt này.
Phân tích cho thấy các hạt đang di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc 600 km/giây, hay hơn 2,1 triệu km/h. Mặc dù cơn bão Mặt trời này sẽ không được cho là có thể gây ra nguy hiểm, nhưng các chuyên gia cho biết nó có thể gây ra cực quang. Nhà thiên văn học, Tiến sĩ Tony Philips, đã viết trên blog Thời tiết Không gian của mình: "Trái đất nằm trong một luồng gió Mặt trời chạy gần 600 km/s từ một lỗ hổng trên xích đạo trong bầu khí quyển của Mặt trời. Những người quan sát bầu trời ở vĩ độ cao nên cảnh giác với cực quang, đặc biệt là ở Nam bán cầu."
Cực quang, bao gồm phía Bắc - aurora borealis - và phía Nam - aurora australis - được tạo ra khi các hạt Mặt trời va vào bầu khí quyển. Những ánh sáng màu xanh lam tuyệt đẹp có thể xuất hiện khi gió Mặt trời bị lớp khí quyển làm lệch hướng các hạt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý hậu quả của một cơn bão Mặt trời có thể gây ảnh hưởng tới thời tiết trên Trái đất.
Phần lớn, từ trường của Trái đất bảo vệ con người khỏi hàng loạt bức xạ đến từ các vết đen, nhưng các cơn bão Mặt trời có thể ảnh hưởng đến công nghệ dựa trên vệ tinh. Gió Mặt trời có thể đốt nóng bầu khí quyển bên ngoài của Trái đất, khiến nó nở ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến các vệ tinh trên quỹ đạo, có khả năng dẫn đến thiếu định vị GPS, tín hiệu điện thoại di động và truyền hình vệ tinh như Sky. Sự gia tăng của các hạt cũng có thể dẫn đến dòng điện cao trong từ quyển. Điều này có thể làm cho điện năng cao hơn bình thường trong đường dây điện, dẫn đến máy biến áp điện và trạm phát điện bị mất điện.
Các nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng Mặt trời phát ra một tia sáng Mặt trời cực đoan trung bình 25 năm một lần, lần va chạm Trái đất cuối cùng diễn ra vào năm 1989. Cơn bão này đã làm mất điện ở Quebec, Canada, vì đá dẫn trên Trái đất có thể mang năng lượng dư thừa từ lá chắn từ và cày vào lưới điện quốc gia. Mặc dù không thể dự đoán khi nào và ở đâu một cơn bão Mặt trời khổng lồ có thể ập đến, nhưng nó là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Do đó, các chuyên gia đã chỉ trích việc thiếu chuẩn bị cho một sự kiện thời tiết không gian cực đoan, cảnh báo rằng nó có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng và gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.