Thực hư chuyện người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng thần do không chữa được Covid-19

Thứ bảy, ngày 22/05/2021 08:30 AM (GMT+7)
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin rằng những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ đã vứt bỏ các bức tượng thần tôn giáo bởi tức giận và tuyệt vọng trước sự gia tăng các ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19.
Bình luận 0

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đang chia sẻ rộng rãi một video, cùng với đó là thông tin rằng những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ đã vứt bỏ các bức tượng thần tượng trưng cho đức tin của họ, một cử chỉ tức giận và tuyệt vọng bởi những người dân này cho rằng mình đã không được những vị thần bảo vệ khỏi sự gia tăng nghiêm trọng của các ca nhiễm trùng và tử vong do Covid-19 gây ra.

Video dài một phút với giọng đọc của một người nói tiếng Anh cùng tiêu đề "Những tượng thần bị ném trên đường phố". Ở góc trên bên phải của màn hình có thể nhìn thấy dòng chữ "Imam Hussein", trong khi góc dưới bên trái có dòng chữ "Shia Waves: Shia World News". Đoạn video có 2 phần: một chiếc máy xúc dọn đống tượng thần và tượng thần bị ném từ phía sau một chiếc xe tải xuống nước.

Thực hư chuyện người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng thần do không chữa được Covid-19

Nội dung đoạn clip như sau: "Rất nhiều người Ấn Độ đã ném các bức tượng của những vị thần mà họ tôn thờ trên đường phố, trong bối cảnh số lượng ca nhiễm coronavirus và số ca tử vong tăng vọt ở nước này. Người Ấn Độ bày tỏ sự tức giận trước những thần tượng mà họ tôn thờ và hy sinh, trong khi những vị thần này không bảo vệ họ khỏi coronavirus. Họ cầu nguyện với các vị thần vì tin rằng điều đó có thể cứu họ khỏi virus, nhưng cuối cùng họ phát hiện ra rằng điều đó là không thể, do đó họ đã vứt những bức tượng đi."

Tuy nhiên trên thực tế, đoạn video này đã xuất hiện từ trước đại dịch Covid-19 và hoàn toàn bị cắt ghép.

Trong vài năm gần đây, những thông tin sai lệch - chủ yếu được lan truyền bởi các mạng xã hội trực tuyến và WhatsApp - đã xuất hiện tràn lan ở Ấn Độ. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 kết hợp cùng vấn đề chia rẽ về tôn giáo và giai cấp hiện có đã tạo nên rất nhiều lý thuyết âm mưu và tin đồn không đúng sự thật, một số còn được cho là nhắm vào nhóm Hồi giáo Ấn Độ.

Thực hư chuyện người dân Ấn Độ vứt bỏ tượng thần do không chữa được Covid-19 - Ảnh 2.

Những hình ảnh này thậm chí còn xuất hiện từ trước đại dịch Covid-19.

Được biết, vào cuối những lễ hội kéo dài nhiều ngày nhằm tôn vinh các vị thần Hindu khác nhau, người ta thường ngâm các bức tượng vào nước trước khi vứt bỏ chúng. Trong lịch sử, người dân Ấn Độ thường ngâm tượng trong sông và hồ, nhưng trong những năm gần đây, những lo ngại về ô nhiễm nguồn nước đã khiến hoạt động này không còn quá phổ biến, và dần bị thay thế bởi những phong tục khác. Ngoài ra, đoạn video này đã từng xuất hiện trên mạng xã hội vào tháng 8 năm 2019, điều đó có nghĩa nó không liên quan gì tới đại dịch Covid-19.

Đoạn phim thứ hai được sử dụng trong video thậm chí còn cũ hơn đoạn đầu tiên và cũng không liên quan đến đại dịch Covid-19. Theo báo cáo ban đầu của Agence France-Presse, đoạn phim cho thấy các tượng thần bị lật từ phía sau một chiếc xe tải xuống sông Krishna ở bang Telangana vào năm 2015. Được biết, đây là một phần của nghi lễ ngâm tượng sau khi kết thúc lễ hội tôn vinh thần Ganesh của đạo Hindu.

Một lần nữa, đoạn phim không hề có bất kỳ mối liên hệ nào với đại dịch Covid-19, bên cạnh đó có thể thấy đây là nghi lễ ngâm tượng được thực hiện sau lễ hội để tôn vinh một vị thần Hindu, chứ không phải là một minh họa về việc những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ từ bỏ đức tin của họ hàng loạt.

Lê Phương (Snopes)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem