Theo NI, từ đầu những năm 2000, Lầu Năm Góc bắt đầu tập trung vào đấu tranh chống chiến binh phiến loạn. Trong thời gian các chiến dịch với phần tham gia của các đơn vị nhỏ ở Iraq và Afghanistan, thay vì pháo, thì máy bay và trực thăng đã được dùng làm nguồn hỗ trợ hỏa lực cơ bản của quân Mỹ.
Điều đó dẫn đến việc các pháo thủ Mỹ thu được ít kinh nghiệm thực chiến hơn là trước mốc xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Chuyên gia John Gordon nhận xét rằng cách làm việc như vậy khiến pháo binh Mỹ trở nên kém hiệu quả hơn, trong khi hiệu quả của pháo binh Nga vẫn được bảo lưu. Cần lưu ý là Nga có trang bị pháo phản lực mạnh, nhiều hệ thống tên lửa dàn và tên lửa đạn đạo.
Đồng thời, quân đội Nga có thể tấn công các vị trí của đối phương ở khoảng cách xa đáng kể với sự hỗ trợ của hệ thống tên lửa phóng dàn đa năng "Smerch" với tầm bắn khoảng 100 km và tổ hợp tên lửa "Iskander", có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cách xa khoảng 400 km, trong khi pháo hạm Mỹ Paladin cỡ nòng 155 mm chỉ đạt tầm bắn khoảng 32 km.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.