Bao sái ban thờ Tết Quý Mão 2023 nhất định phải kiêng kỵ điều này để tài lộc không hao tán
Những sai lầm, đại kị khi bao sái ban thờ đón Tết nhất định phải tránh
Thứ sáu, ngày 20/01/2023 13:11 PM (GMT+7)
Rất nhiều người cho rằng quy trình bao sái ban thờ cuối năm cầu kỳ, nên tự giản tiện các bước nhưng theo phong thủy lại mắc sai lầm, thậm chí phạm đại kị.
29 tháng Chạp là công nhân viên chức nghỉ Tết, trong khi các bà, các chị lo chợ búa dọn dẹp nhà cửa đón Tết thì các ông chồng xắn tay vào lo việc bao sái ban thờ, phòng thờ để đón Tết.
Quy trình bao sái ban thờ cuối năm cần cẩn thận, sạch sẽ nhằm giúp gia chủ thể hiện sự trang trọng, kính cẩn nhất đối với chư vị thần linh và ông bà tổ tiên - và quan trọng là không làm động bát hương nơi ban thờ.
Ban thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của các gia đình, nhà nào cuối năm cũng chú trọng việc bao sái (dọn dẹp, làm sạch) bát hương, đồ thờ cúng, lau dọn khu vực tâm linh.
Nhưng bao sái thế nào cho đúng và không phạm đại kỵ phong thủy thì không phải ai cũng biết. Thậm chí một số người còn vô tình phạm sai lầm, phạm cả đại kị khi bao sái ban thờ.
Theo Chuyên gia phong thủy Phùng Phương - sai lầm, đại kị người dân hay mắc khi bao sái bàn thờ như sau:
Thứ nhất: Tỉa chân nhang sai cách
Một số người do thiếu kiến thức đã tỉa chân nhang sai cách như rút sạch chân hương, đổ tro và chân hương ụp một cái...
Theo Chuyên gia phong thủy Phùng Phương, tỉa chân hương lưu ý không rút hết ra, mà phải để lại 3 - 5 chân hương cũ (chú ý để riêng, tránh bị lẫn). Cũng không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài - vì quan niệm xưa cho việc đó sẽ khiến cho tài lộc bị hao tán.
Tốt nhất, bạn nên dùng chiếc thìa sạch, xúc tro ra vật dụng có mắt nhỏ (rổ rá, cái rây bột) để lọc tro mịn. Sau khi làm sạch bát hương bằng nước Ngũ vị (hay nước thơm bao sái thì lau lại, hoặc đợi bát nhang khô rồi cho tro sạch vừa lọc vào lại.
Chân hương bao sái xong tránh để tại nơi xú uế, cần được gói vào giấy báo sạch, sau khi hóa nên vùi dưới gốc cây lớn. Riêng với bát hương, đồ thờ cúng cần thay thế mới ta cần thỉnh lễ hạ giải, sau đó thả ra sông, hồ. Không vứt tùy tiện vì vừa "phạm" lại ô nhiễm môi trường.
Thứ hai: Đặt sai vị trí đồ thờ
Trước khi tiến hành việc bao sái, làm sạch ban thờ chú ý ghi chép kỹ sơ đồ vị trí đặt bài vị, lư nhang, đồ thờ cúng… để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Đại kị việc sắp xếp sai quy cách, vị trí bài vị, bát hương hay các đồ thờ cúng trên ban thờ - người xưa cho đó là do sơ xuất, ảnh hưởng xấu tới vận thế và tài lộc của gia chủ.
Về trình tự bao sái, với các gia chủ thờ Phật tại gia cần lưu ý tịnh sái ban thờ Phật, rồi tới ban thờ chư vị Thần linh, gia tiên. Làm sạch bài vị trước rồi tới lư hương, các đồ thờ cúng liên quan khác…
Thứ ba: Để bát hương xiên lệch
Khi bao sái, làm sạch ban thờ hạn chế di chuyển, xê dịch bát hương - việc tùy tiện dịch chuyển dễ khiến bát nhang lệch sang hướng xấu được cho là sẽ khiến gia chủ có thể gặp xúi quấy, hay chuyện không hay... Vì vậy cần bao sái ban thờ nhưng chú ý không xê dịch vị trí quan trọng là bát hương.
Thứ tư: Tùy tiện dùng nước bao sái
Có quan niệm cho rằng, việc lau dọn bàn thờ có thể dùng nước lạnh, miễn nước sạch là được, hoặc dùng rượu gừng cho nghi thức này.
Nhưng theo các chuyên gia phong thủy, ban thờ là không gian thiên về Âm - tốt nhất nên dùng nước Ngũ vị thảo dược (với quế, hồi, lá bưởi… rồi tùy vùng mà cho thêm hương liệu khác). Ngày nay để tiện lợi hơn các công ty phong thủy có bột xông để bao sái ban thờ, đảm bảo nhu cầu tịnh hóa ban thờ mà vẫn đảm bảo khí trường và sự trang trọng nhất cho ban thờ.
Sai lầm cuối cùng là dùng đồ không sạch để bao sái ban thờ
Yêu cầu tiên quyết với việc bao sái - làm sạch ban thờ là sự cẩn trọng, trong đó có lựa chọn các vật dụng để bao sái. Theo đó quy trình bao sái ban thờ có phần khắt khe - suy cho cùng là giúp gia chủ thể hiện sự trang trọng, kính cẩn nhất đối với chư vị thần linh và ông bà tổ tiên.
Để hạn chế những sai lầm, hoặc đại kị khi bao sái ban thờ bạn có thể dùng bộ bao sái đồ thờ của các công ty phong thủy như:
- Nước thơm bao sái.
- Khăn bao sái.
- Bột xông tẩy uế
Tất cả các vật dụng để bao sái ban thờ (chổi quét, khăn lau, khăn khô…) cần là đồ sạch, mua về để dùng riêng cho nghi thức này là tốt nhất. Không nên dùng chổi, khăn lau dọn chung - vì đã tích nhiều uế khí - không đảm bảo sự tôn nghiêm, sạch sẽ.
Lưu ý khi bao sái ban thờ
- Trước khi bao sái phải thắp 5 nén tâm hương và 5 chén nước xin lau dọn ban án thờ rồi hãy thực hiện. Cần chuẩn bị chổi, khăn lau ban thờ mới sạch.
Sắp sẵn 1 chiếc bàn có trải vải đỏ để đặt ngai thờ gia tiên, bài vị gia tiên. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các vị Phật, thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.
- Bao sái bát hương trước (nếu nhà không có ngai thờ gia tiên), làm từ trên cao xuống thấp. Dùng khăn mềm sạch lau tượng để tránh bị xước, bay màu sơn.
Khi bao sái bát hương dùng một tay giữ yên bát hương, một tay lau xung quanh bát hương. Nên lau từ vùng Lưỡng long chầu nguyệt lau ra. Nếu bát hương kê sát tường thì có thể dùng khăn giấy ướt sạch nhúng vào nước ngũ vị hương bọc vào đầu que mỏng lách vào lau sau lưng bát hương.
- Đồ thờ bằng gỗ tránh dùng rượu gừng, cồn hoá học, rượu nồng độ cao lau rửa sẽ làm hỏng vecni hoặc màu sơn son, thếp vàng.
Với đồ thờ bằng đồng không dùng cồn, hóa chất để lau kẻo bị oxy hóa, han gỉ biến màu xanh, hoặc nhanh bị xỉn.
Thường xuyên rút tỉa chân hương, không để lưu cữu đầy bát hương, còn khiến ban thờ nhanh có bụi, có thể gây ra nguy cơ hoả hoạn cao (theo các nhà phong thủy, từ năm 2022, sẽ chuyển từ vận 8 - vận Bát bạch sang vận 9 - vận Cửu tử rất dễ xảy ra hoả tai nên chúng ta cần đặc biệt đề phòng).
- Bao sái xong thay nước bình hoa và cắm hoa mới. Thay nước cúng rồi bày biện lại, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
Nếu có lý do bất khả kháng (như phát hiện ban thờ bị nứt, mối mọt, vị trí ban thờ bị thẳng toilet tầng dưới... buộc phải dịch chuyển ban thờ, hoặc hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng thì phải đặt ở nơi sạch sẽ (nên ghi chép vị trí bằng giấy dán vào các bát hương, bài vị rồi để riêng từng chỗ như gia tiên, Phật, thánh thần để không bị lẫn). Sau đó mới quét bụi bặm, lau rửa ban thờ, đồ thờ cúng.
Kiêng kị khi lau dọn bàn thờ
- Trước ngày bao sái ban thờ nên kiêng ăn mắm tôm, tỏi, thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, khỉ, kiêng uống rượu ngâm cao hổ, rắn...
- Dùng nước sôi để nguội bao sái ban thờ. Hoặc dùng rượu gừng, hay nước đun từ 5 loại thảo dược (gồm quế khô, hồi khô – rồi tùy vùng miền mà cho thêm 3 vị nữa trong số các vị gỗ vang, đinh hương, bạch đàn, mùi già, hương nhu, sả, lá nếp...), để làm sạch đồ thờ cúng.
- Nên dùng nước ấm rửa bài vị, tắm tượng. Lau bài vị Phật thần trước, rồi lau bài vị của tổ tiên sau. Quá trính bao sai tránh xê dịch tượng, bát hương, ngai thờ, bài vị gia tiên… - bởi có thể làm nơi hội tụ tâm thức, sợi dây vô hình kết nối âm - dương làm ảnh hưởng tới sự kết nối đó mà gây xui rủi cho gia chủ.
Nếu buộc phải xê dịch các bức tượng, bát hương, bài vị… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí ban đầu (gọi là an vị ban thờ, an vị bát hương).
Khi lau dọn không gian thờ cúng đại kị để ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào bàn thờ, các bát hương.
- Có thể bật đèn điện để lấy sáng, không nên mở toang cửa phòng thờ, cửa sổ làm tiêu tán năng lượng nơi ban thờ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.