Bão Thần Sấm sắp cập bờ, ngư dân vẫn đòi… ra khơi

Trần Quang Thứ sáu, ngày 18/07/2014 20:06 PM (GMT+7)
Mặc dù cơn bão số 2 sắp đổ bộ vào đất liền, song theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, đến chiều nay (18.7) vẫn còn không ít ngư dân vẫn có tư tưởng chủ quan đòi… ra khơi.
Bình luận 0
Ghi nhận của phóng viên Dân Việt cho thấy, tại Nam Định, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, tính đến 16 giờ chiều ngày 18.7 đã có trên 1.940 tàu cá với trên 4.900 ngư dân vào nơi trú tránh an toàn. Trong đó, có 24 tàu/121 ngư dân đã vào nơi trú tránh bão tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa...
img

Ngoài ra, đối với khu vực chòi coi nuôi trồng thủy sản, tỉnh đã yên cầu cho 100% chủ tàu của 732 lều/881 người canh coi ngoài bãi phải vào tránh trú bão an toàn trước 16 giờ ngày 18.7.

Công tác gia cố các điểm đê kè xung yếu đã được tỉnh Nam Định chú trọng và hiện đã cơ bản được thực hiện xong. Các tuyến đê biển Nghĩa Phúc - Đông Nam Điền và Nam Điền - Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng) đã được củng cố. Một số điểm xung yếu trên các tuyến đê sông cũng đã được xử lý khẩn cấp.

Từ 13 giờ ngày 17.7, Nam Định đã thực hiện cấm biển đối với tàu thuyền và đang tích cực bơm tiêu nước đệm phòng ngập úng khi mưa lớn.

Tại Thái Bình, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, tính đến 7 giờ sáng ngày 18.7, toàn tỉnh đã có 1.200 tàu/3.327 ngư dân vào nơi tránh trú bão an toàn. Trong đó có 40 phương tiện tàu, thuyền neo đậu ở các tỉnh ngoài như Hải Phòng, Quảng Ninh…

Ngoài ra, có 25 phương tiện tàu, thuyền và trên 140 lao động ở các tỉnh ngoài gồm Thanh Hóa, Nam Định…vào neo bến đậu tránh trú bão tại tỉnh.

Tính đến 16 giờ ngày 18.7, các huyện, thành phố của Thái Bình đã tổ chức di dời được 1.153/10.638 hộ, và 2.066/23.404 người nuôi trồng thủy, sản ven biển, trong các khu nhà xung yếu vào nơi định cư an toàn.

Ông Nguyễn Văn Giang – Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho hay: Nhận được thông tin cơn bão Thần Sấm (số 2) sẽ có ảnh hưởng đến địa phương, huyện đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi các phương tiện tàu, thuyền và ngư dân nuôi trồng thủy sản ven biển vào nơi tránh trú bão an toàn.

Theo ông Giang, tính đến 16 giờ chiều nay, toàn huyện đã kêu gọi được 562 tàu thuyền cùng toàn bộ ngư dân vào nơi tránh trú bão an toàn. Trong đó, có 16 tàu, thuyền của các tỉnh như Thanh Hóa, Hải Phòng…vào bến của huyện tránh bão. Ngoài ra, huyện cũng đã kêu gọi được gần 1.500 lều với trên 1.000 ngư dân canh ngao khu ngoài đê.

“Tuy nhiên khó khăn nhất trong công tác phòng chống bão (số 2) lần này, đó là việc ngư dân còn tư tưởng chủ quan, cho rằng bão sẽ không vào nên nhiều ngư dân còn bám trụ lại trên các lều canh ngao, và đặc biệt là có ngư dân vẫn muốn đưa tàu… ra khơi" - ông Giang thông tin.

Trước diễn biến này, "huyện đã chỉ đạo các địa phương, bộ đội biên phòng túc trực 24/24 để giám sát, tuyên truyền cho ngư dân, ngăn cấm không cho tàu, thuyền ra khơi. Đặc biệt, trong chiều ngày 18.7, huyện đã chỉ đạo cưỡng chế hơn 10 trường hợp ngư dân trên các bãi, chòi canh ngao ở 2 xã ven biển như Nam Thịnh, Nam Cường)” - ông Giang cho biết.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại một số địa phương ven biển của 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình các ngư dân đều đã đưa phương tiện tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Ngư dân Lưu Văn Đào ở cảng Cửa Lân, xã Nam Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) cho biết: “Ngay sau khi được Bộ đội biên phòng Cửa Lân thông báo có bão, kêu gọi ngư dân đưa tàu, thuyền vào nơi tránh trú, để bảo đảm tài sản, tôi đã đưa tàu vào đây tránh trú chờ bão qua mới ra khơi được”.

img 
 
img Ngư dân xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) khẩn đưa tàu, thuyền vào nơi tránh trú bão.

img Người dân xã Nam Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) chằng chống mái nhà tránh bão.

img Người dân xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) tất bật be bờ ao nuôi hải sản ngoài khu vực đê biển.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem