Trong cảnh mở đầu của bộ phim “L'Eclisse” (Thiên thực, 1962) của đạo diễn Michelangelo Antonioni, nữ diễn viên Monica Vitti nhìn chằm chằm như thể bị mê hoặc xuống cái gạt tàn tràn và di chuyển nó vài cm. Những gì cô đang trốn tránh, và lý do tại sao cô buồn chán không rõ ràng. Cuối cùng, cô trừng mắt nhìn anh chàng người yêu và nói "Tôi đi đây, Riccardo" trước khi bỏ đi.
Đối với những khán giả quen thuộc phim của đạo diễn Antonioni, đặc biệt với khán giả hai bộ phim khác cùng loạt phim với “L'Eclisse” là “L'Avventura” và “La Notte”, có thể thấy sự buồn rầu và ghẻ lạnh là một trong những chủ đề quen thuộc của ông.
Biểu tượng gợi cảm thập niên 60 Brigitte Bardot trong bộ phim “Le Mepris”.
Nữ nhân vật chính trong “L'Eclisse” nhắc người ta nhớ đến hình tượng các nhân vật nữ chính trong các bộ phim thập niên 60. Hầu hết các bộ phim được thực hiện đều nổi tiếng với dàn nữ diễn viên xinh đẹp và quyến rũ, nhưng họ lại luôn trong trạng thái buồn rầu, hờn dỗi với cuộc sống.
Trong “Le Mépris” (1963), bộ phim được xem tuyệt vời nhất của đạo diễn Jean-Luc Godard, biểu tượng gợi cảm của thập niên 60 Brigitte Bardot có cảnh diễn với lời thoại đầy khiêu gợi: “Anh có nghĩ rằng chân em rất đẹp?”, “Anh thích mắt cá chân, bầu ngực?...” và cảnh cô đang nằm trên giường với chồng, do diễn viên Michel Piccoli thủ vai. Nữ diễn viên đã diễn tả ngôn ngữ cơ thể gợi cảm của chính mình rất nhiều trong bộ phim.
Sự buồn rầu, chán nản gắn liền với hình ảnh các nữ nhân vật chính xinh đẹp trong các tác phẩm điện ảnh thập niên 60.
Sức hút của những bộ phim thập niên 60 đều nghiêng về phía các nữ diễn viên gợi cảm như Brigitte Bardot, cô quá đẹp để trở thành sự lựa chọn.
Hai tác phẩm “L'Eclisse” và “Le Mépris” đều được thực hiện trong vòng một năm, bởi hai nhà làm phim khác nhau, với hai nữ diễn viên tóc vàng khác nhau và hai ngôn ngữ khác nhau. Nhưng tất cả giống nhau ở chỗ hình tượng những nữ diễn viên đều rất đẹp và khó chịu.
Nhà viết kịch Sir David Hare từng nhận xét về hình tượng các nữ diễn viên thập niên 60 khi viết một bài về nữ diễn viên Carey Mulligan, nhân vật của bộ phim “An Education” rằng: "Tôi biết những cô gái thời này, họ là những người có thể khiến các chàng trai cảm thấy mình trở nên nổi loạn”.
Tất cả những bộ phim thời kỳ này đều được quay bởi những đạo diễn nam, vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào nữ quyền trên thế giới. Những chiếc máy quay dừng lại ở hình ảnh của người phụ nữ như một cách tôn thờ họ, nhưng không phải để ngắm mà quan sát, bình phẩm. Những nhân vật nữ ở các bộ phim phải chịu quá nhiều sự trói buộc, họ dường như bị áp lực bởi sự giám sát, bị mắc kẹt và nóng nảy dưới kính lúp của ống kính máy ảnh.
Các bộ phim những năm 60 nổi bật với hình ảnh các nữ diễn viên vô cùng xinh đẹp, gợi cảm.
Điện ảnh được xem như một tấm gương soi phản ánh cách nhìn của xã hội về bản thân nó cũng như cách nhìn của xã hội về phụ nữ. Từ thập niên 30 và 40, người ta bắt đầu được thấy những nhân vật nữ mạnh mẽ chủ động trên các bộ phim. Thập niên 60 là thời điểm của phong trào nữ quyền trên thế giới, nhưng trong các bộ phim đó, các nữ diễn viên thường di chuyển chậm rãi một cách đáng ngạc nhiên để phô bày vẻ đẹp hình thể, trong thứ ánh sáng được sắp đặt kỹ lưỡng biến họ thành những nữ thần trên màn ảnh.
Các tác phẩm điện ảnh những năm 60 đã chú trọng đến nữ giới và quan tâm đến những vấn đề thực sự của nữ giới. Cùng với những chuyển biến xã hội và thành tựu của phong trào nữ quyền thế giới, phụ nữ được xuất hiện nhiều hơn với vai trò chính yếu hơn trên phim.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.