Gary, Indiana, từng được mệnh danh là "thành phố của thế kỷ", tuy nhiên giờ đây nó chỉ còn là một lớp vỏ cũ nát.
Quay trở lại những ngày huy hoàng từ những năm 1960, khu vực này có hơn 178.000 cư dân. Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, dân số còn lại chưa đầy một nửa, các khu vực không có người ở đã rơi vào cảnh hoang tàn.
Thị trấn ban đầu được thành lập vào năm 1906 bởi Tập đoàn Thép Mỹ để làm nơi xây dựng nhà máy mới của mình, Gary Works, trong thời kỳ bùng nổ của ngành công nghiệp thép. Sự phát triển nhanh chóng của thị trấn đã thu hút những người lao động ngoại tỉnh, bao gồm cả những người Mỹ gốc Phi cũng như những người nhập cư châu Âu.
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thép thể hiện rõ rệt trong Thế chiến và những năm sau đó, các trường học, nhà thờ, doanh nghiệp thương mại và các tòa nhà dân sự liên tục được xây dựng. Theo Abandoned Spaced, thành phố đã trở thành một trung tâm thương mại, kéo theo sự phát triển của các điểm tham quan quan trọng về mặt kiến trúc, cùng các rạp chiếu phim.
Thành phố đạt đến đỉnh cao thành công vào những năm 1960 và đến năm 1970, nó đã được mệnh danh là "thành phố của thế kỷ".
Nhưng kể từ khi ngành công nghiệp thép sụp đổ, dân số tại đây đã giảm, phần lớn diện tích đã bị phá dỡ hoặc bỏ hoang.
Sau đó, nơi này bắt đầu trở nên nguy hiểm khi đến năm 1993, Gary trở thành "thủ đô giết người của Mỹ". Tỷ lệ giết người ở thành phố này là 91/100.000 người - gấp ba lần so với Chicago.
Tháng 10/1997, một trận hỏa hoạn lớn đã phá hủy một số tòa nhà còn lại.
Thậm chí, kẻ giết người hàng loạt Darren Deon Vann còn bị bắt vào năm 2014 vì tội giết hại nhiều phụ nữ địa phương và giấu xác họ trong những ngôi nhà bỏ hoang khắp thị trấn, theo Abandoned US.
Trên thực tế, thị trấn từng là bối cảnh của nhiều bộ phim Hollywood, bao gồm Original Gangstas năm 1996, bản làm lại của A Nightmare on Elm Street và Transformers: Dark of the Moon năm 2010. Kênh Lịch sử Mỹ cũng đã quay phim tài liệu Life After People tại thị trấn này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.