Bị doanh nghiệp "tố" trói khai thác khoáng sản, tỉnh Quảng Nam nói gì?

Trương Hồng Thứ năm, ngày 20/06/2019 12:00 PM (GMT+7)
Người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, DN nói tỉnh “trói” việc khai thác khoáng sản là sai, vì thay thế quyết định 144, UBND tỉnh ban hành đến hai quyết định đó là, QĐ số 2691 về vật liệu thông thường và QĐ số 3164 về thăm dò, khai thác và sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.
Bình luận 0

Ngày 20/6, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Nam đã trao đổi thông tin đầy đủ cho Dân Việt sau bài viết “Khai khoáng ở Quảng Nam: Chính phủ “cởi trói”, địa phương “buộc lại””.

Tỉnh không “trói” khoáng sản?

Ông Văn Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, kiêm người phát ngôn cho biết quyết định số 144 “Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (ngoài các khu vực quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được công bố)”.

Sau quyết định 144, UBND tỉnh có tiếp hai quyết định thay thế là QĐ số 2691 “phê duyệt chỉ nêu rõ quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và QĐ 3164 “phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh)”.

“Hai quyết định đã nêu rõ và phân định rõ ràng từng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ chứ không như các doanh nghiệp phản ánh với báo chí là quyết định số 2691 thay phế QĐ 144 là “trói” khoáng sản lại. Họ chưa hiểu đúng và nắm bắt hết các văn bản, quyết định. Tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có phản ánh gì thì hãy đến ngày tiếp doanh nghiệp định kỳ để trình bày với UBND tỉnh…” - ông Tuấn nói rõ.

img

UBND tỉnh Quảng Nam đã có giải trình với HĐND tỉnh về việc quy hoạch khoáng sản trên địa bàn

Xung quanh vấn đề về quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ kẻ trên địa bàn tỉnh, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng có văn bản số 2545 ngày 9/5/2019 giải trình với Thường trực HĐND tỉnh.

Giải trình nêu rõ: UBND tỉnh nhận được Công văn số 130/HĐND-VP ngày 10/4/2019 của HĐND tỉnh về bổ sung các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn các huyện: Bắc Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh.

Qua đó, HĐND tỉnh đã thống nhất bổ sung 2 khu vực thuộc huyện Bắc Trà My và Phước Sơn vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh theo đề nghị của UBND tỉnh tại Công văn số 85. Đối với khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tại Núi Vú, thôn 1, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước (diện tích 6,72 ha): Qua khảo sát và ý kiến của Thường trực HĐND, UBND huyện Tiên Phước, hiệu quả khai thác mỏ khoáng sản chưa được làm rõ, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự. Do đó, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất chưa bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh.

Sau khi xem xét, các vấn đề liên quan đến đề nghị bổ sung quy hoạch khu vực Núi Vú, thôn 1, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước nêu trên, UBND tỉnh giải trình một số vấn đề liên quan như sau:

Trên cơ sở quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được HĐND tỉnh thống nhất và UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 144, đề nghị của Công ty TNHH Đức Lộc (gọi tắt Công ty Đức Lộc), UBND huyện Tiên Phước, ý kiến thống nhất của các Sở, ngành liên quan và quy định hiện hành, UBND tỉnh đã cho phép Công ty Đức Lộc được khai thác khoáng sản vàng gốc và thuê đất tại khu vực Núi Vú, thôn 1, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước theo quyết định số 2131 ngày 30/6/2011, thời hạn từ 30/6/2011 đến ngày 29/4/2017. Khu vực này cấp phép theo quy định Luật Khoáng sản năm 1996 và sửa đổi, bổ sung năm 2005 nên chưa có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng cụ thể.

img

Nhiều điểm khai thác vàng trên địa bàn Quảng Nam bị đào bới tan nát gây thất thoát tài nguyên khoáng sản

Theo Kết luận thanh tra số 1283 ngày 24/7/2012 và Công văn số 1891 ngày 5/10/2012 về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đã đề nghị UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Công ty Đức Lộc hợp đồng với các tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò để lập đề án thăm dò và tiến hành thăm dò khoáng sản. Kết thúc quá trình thăm dò phải lập báo cáo kết quả thăm dò trình Bộ TNMT thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Việc điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản sẽ giải quyết theo hướng nếu là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, Bộ TNMT sẽ khoanh định và công bố để địa phương quản lý cấp giấy phép khai thác; trường hợp khu vực có quy mô công nghiệp sẽ do Bộ TNMT cấp phép khai thác theo quy định tại Điều 82 Luật  Khoáng sản năm 2010…

Tỉnh lo “vàng tặc nổi loạn”.

Đến ngày 02/6/2015, UBND tỉnh có Công văn số 2316/UBND-KTN gửi Bộ TNMT, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hồ sơ báo cáo kết quả thăm dò của Công ty Đức Lộc.

Ngày 27/7/2015, Bộ TNMT có Công văn số 3062 về việc thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản vàng gốc trên cơ sở tài liệu đã được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia kiểm tra, thẩm định (đối với khu vực Núi Vú có diện tí lượng cấp 122 là 23,1 kg vàng gốc). Trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung các giấy phép khai thác đã cấp, gồm: Diện tích, trữ lượng, công suất, thời gian khai thác và thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Để có cơ sở bổ sung quy hoạch và cấp điều chỉnh giấy phép theo quy định và chỉ đạo của Bộ TNMT. Ngày 20/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 1243/UBND-KTN về việc đề nghị Bộ TNMT xem xét, khoanh định và công bố các khu vực trong đó có khu vực Núi Vú nêu trên là các khu vực có khoáng sản vàng gốc phân tán, nhỏ lẻ.

Ngày 28/9/2017, Bộ TNMT trường ban hành Quyết định số 2324 về việc phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam với 2 khu vực trong đó có 1 khu vực Núi Vú, thôn 1, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước theo đề nghị của UBND tỉnh tại Công văn số 1243.

img

Tỉnh Quảng Nam lo ngại nếu HĐND không đưa vào quy hoạch nguy cơ "vàng tặc nổi loạn"

Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã có Công văn số 85/UBND-KTN ngày 04/01/2019 kính đề nghị Thường trực HĐND thống nhất nhất đưa các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ nêu trên vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh để có cơ sở lập, phê duyệt quy hoạch và tổ chức thực hiện quản lý theo quy định và ý kiến của Bộ TNMT.

“Theo ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh là qua khảo sát và ý kiến của Thường trực HĐND, UBND huyện Tiên Phước, hiệu quả khai thác mỏ khoáng sản chưa được làm rõ, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự.

Về vấn đề này UBND tỉnh nhận thấy khu vực này trước đây là điểm khai thác khoáng sản trái phép gây ô nhiễm môi trường, kinh phí truy quét, bảo vệ của UBND huyện Tiên Phước không đảm bảo nên đã đề nghị UBND tỉnh đưa vào quy hoạch để quản lý cấp phép theo quy định (Tờ trình số 92/TTr-UBND ngày 02/6/2011). Trên cơ sở đó Công ty Đức Lộc đã đầu tư vào dự án và được UBND tỉnh cấp phép. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nên mới dẫn đến tình hình như đã nêu trên. Hiện nay, trước khi được tiếp tục cấp phép khai thác khoáng sản Công ty Đức Lộc phải lập dự án khai thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường,... trình hội đồng thẩm định nếu đủ điều kiện được phê duyệt thì mới được cấp phép hoạt động.

Ngoài ra, hiện nay khu vực Núi Vú đã được Bộ TNMT công bố là khu vực có khoáng sản như đã nêu trên nên để tránh tái phát sinh việc khai thác trái phép, UBND tỉnh đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét lại và thống nhất đưa khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được công bố vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh để UBND tỉnh có cơ ở lập, phê duyệt quy hoạch và tổ chức quản lý theo quy định” - giải trình nêu rõ.

Trước đó, một số DN đã phản ánh với Dân Việt: “Nếu trường hợp này HĐND tỉnh không đồng ý bổ sung quy hoạch các nhóm khoáng sản vàng, quặng thì công ty dẫn đến phá sản vì đã đầu tư tất cả công trường, đầu tư làm thủ tục. Qua xem xét tài liệu và tổng hợp thì thấy các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh sai và có những văn bản không đồng bộ, thống nhất:

Thứ nhất, QĐ số 144 phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (ngoài các khu vực quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã công bố).

Nhưng QĐ số 2691 chỉ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong quyết định có điều 3 lại thay thế quyết định số 144 là không đúng; xoá bỏ các điều đã khảo sát, điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng cấp phép một số tài nguyên, khoáng sản là lãng phí tiền của, ngân sách nhà nước, và trái với quy định về quản lí tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Cụ thể, quyết định số 23/2012 ngày 20/08/2012 thì quyết định số 14/2018 ngày 27/11/2018 điều 21 có điều khoản chuyển tiếp. Như vậy, những công ty đã được cấp phép của tỉnh và những điểm theo quyết định số 910/QĐ-TTg thì chờ báo cáo HĐND tỉnh” - một số doanh nghiệp bức xúc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem