Bi kịch phía sau phong tục "thuê vợ" của đàn ông Trung Hoa thời xưa

Tùy Ý (Theo SH) Chủ nhật, ngày 20/10/2019 10:05 AM (GMT+7)
Thuê vợ, đàn ông không cần cưới xin chính thức nhưng vẫn có thể duy trì, nối tiếp đời sau.
Bình luận 0

Xã hội hiện đại, cuộc sống khó khăn, không ít người vì áp lực kinh tế quá lớn mà lựa chọn không kết hôn. Đây kỳ thực vẫn là vấn đề nan giải từ xưa đến nay. Chẳng qua, thời cổ đại, lễ nghi truyền thống nhiều, đối với việc sinh con nối dõi, truyền thừa đèn nhang, người xưa đặc biệt coi trọng, vì vậy, nếu nhà quá nghèo, không lấy được vợ, đàn ông thời xưa có thể dùng một phương án khác: đi thuê.

Chính xác là, thuê vợ, đàn ông không cần cưới xin chính thức nhưng vẫn có thể duy trì, nối tiếp đời sau.

img

Hình minh họa

Theo ghi chép, tục thuê vợ xuất hiện từ thời nhà Hán, được gọi là "Điển hôn". Nếu không may xuất thân trong gia đình nghèo khó, cho dù không thể đủ tiền để cưới vợ, những người đàn ông cũng sẽ cố gắng vay mượn khắp nơi, dồn tiền để đi thuê vợ. Đối tượng được thuê là những người phụ nữ có cùng cảnh ngộ, nghèo đói, lưu lạc, buộc phải làm nghề nhạy cảm này. Đặc biệt, vợ thuê không bắt buộc phải còn trong trắng, họ có thể là những cô gái chưa chồng, hoặc bà góa, đơn thân nuôi con. Thậm chí, đang có chồng, có con cũng được. Trường hợp đang có chồng, người vợ thuê phải được nhà chồng đồng ý. Thực tế, những trường hợp này đều là do nhà chồng thiếu tiền, quyết định đem vợ cầm cố, cho thuê để kiếm thêm. 

Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận, sẽ ký kết khế ước đầy đủ. Trong khoảng thời gian nhất định được ghi rõ trong khế ước, thỏa thuận, những người vợ thuê phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như một người vợ thực sự. Họ phải sinh con, dưỡng cái cho người thuê mình, chăm sóc, lo liệu cho gia đình người thuê, mãi đến khi khế ước hết hiệu lực, kết thúc thỏa thuận, họ mới được về nhà.

Được biết, mặc dù tục thuê vợ chỉ thông qua một tờ khế ước, thế nhưng cũng rất chú ý để nghi thức. Đều phải qua mối mai, đính ước, đưa sính lễ, đón vợ về nhà. Trung bình, mỗi một khế ước thuê vợ có thời gian từ 3 - 5 năm. Trong khoảng thời gian này, người vợ thuê không được phép về nhà. Cho dù họ đã có con riêng, cũng không được phép về nhà chăm sóc, trông nom con riêng của mình.

Tìm hiểu sâu hơn, tập tục thuê vợ xuất hiện từ thời Hán, thế nhưng kéo dài đến thời nhà Thanh mới trở nên vô cùng phổ biến. Khắp mọi nơi, đàn ông nghèo khó sẽ lựa chọn đi thuê vợ chứ không chịu lấy.

Điều này khiến rất nhiều phụ nữ đau đớn, không vừa lòng, thế nhưng tại thời phong kiến, địa vị xã hội của phụ nữ rất thấp, sau khi kết hôn bị coi là sở hữu thuộc nhà chồng. Đồng thời, họ cũng không nắm thực quyền về kinh tế, vì vậy khi bị đem đi cho thuê, bị người khác thuê, họ cũng không có cách nào phản kháng, chống đối được, đành cam chịu tủi hổ, cắn răng sống cho qua ngày đoạn tháng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem