Xây dựng, hư hại và trùng tuTrong 8 thế kỷ tồn tại, điện Kremlin được dùng làm biểu tượng mọi thứ, từ chế độ độc tài cho tới cách mạng vô sản, chế độ sa hoàng và thậm chí là thuyết thần quyền. Các cung điện trong khu phức hợp rộng lớn ở Moscow này trông rất sang trọng, nhưng nó ẩn chứa nhiều mối đe dọa cũng như các quyền lực.
Năm 1839, một du khách nổi tiếng người Pháp là Marquis de Custine mô tả điện Kremlin như “tượng đài của quỷ Satan - một nơi ở thích hợp cho một số nhân vật trong sách Khải Huyền”. Ông viết: “Như bộ xương của các loài động vật khổng lồ, điện Kremlin cho chúng ta thấy lịch sử của một thế giới mà chúng ta vẫn còn nghi ngờ sau khi chứng kiến những di vật”.
Nhưng điện Kremlin có còn nhiều thứ hơn là những bộ xương cổ. Sự trường tồn với thời gian của nó là kết quả của việc bảo dưỡng chu đáo. Nhiều bộ phận của điện này đã thực sự rất lâu đời, bao gồm tòa nhà thiêng liêng nhất của nó là nhà thờ Dormition được xây dựng xong năm 1479. Quảng trường lát đá xung quanh nhà thờ này là trọng tâm của hầu hết các hướng dẫn du lịch. Điện Kremlin còn bao gồm hai nhà thờ khác, một tháp chuông thế kỷ 16 và một cung điện trông giống như một hộp trang sức khổng lồ.
Ivan IV, còn gọi Ivan khủng khiếp, là một lãnh chúa cai trị từ năm 1533-1584, dường như giấu một kho vũ khí trong các đường hầm. Các công nhân Liên Xô năm 1978 đã phát hiện một ít súng ống khi mở rộng nhà ga tàu điện ngầm. Nhiều sử gia cũng tin tưởng rằng Ivan giấu thư viện nổi tiếng có các cuốn sách bìa vàng bên dưới mặt đất. Sự tồn tại của thư viện được đề cập lần đầu tiên trong các tài liệu từ thời cai trị của Peter đại đế, bắt đầu từ năm 1682. Nhưng thư viện đó đã không bao giờ được tìm thấy. Câu chuyện của Ivanov bắt đầu ở nhà thờ Redeemer, bị Stalin cho nổ tung vào năm 1931 trong cuộc chiến của ông chống lại tôn giáo. Lúc đó Ivanov cũng làm việc ở đó, và nhặt được một bản đồ chỉ lối vào bí mật của các đường hầm.
|
Nếu bạn đứng ở đây đủ lâu, bạn có thể tưởng tượng tới các Boyar (một tước hiệu thời sa hoàng) mặc áo choàng vàng, nhưng các thiết lập hiện tại có thể là hoàn toàn xa lạ với họ. Điện Kremlin hôm nay là sự sáng tạo của Stalin, một phiên bản chọn lọc của một phức hợp giữa thế kỷ 19 được chuyển đổi không nhận ra sau khi Napoleon từ bỏ vào năm 1812.
Và đã có vô số chương trình tái xây dựng trước đó. Điện Kremlin cũng có thể là một biểu tượng hoàn hảo của quá khứ Nga, nhưng những gì nó thể hiện không phải là một chuyện tình lãng mạn vĩnh hằng, nhưng là sự sai lạc, biến động và mất mát.
Hình thành vào thế kỷ 12, pháo đài này khởi đầu như một tập hợp các cung điện và nhà thờ gỗ trên một ngọn đồi giữa hai bờ sông. Sự bảo vệ chính của nó không phải là những bức tường bằng gỗ và đất sét xấu xí, nhưng nhờ vị trí hẻo lánh ở trung tâm của khu rừng nguyên sinh rậm rạp và thiếu thân thiện.
Nơi này đã nhiều lần suýt hỏng. Nhưng các hoàng thân của Moscow luôn cố gắng để tồn tại, họ giữ các lãnh chúa Mông Cổ cùng bên với mình, và những chiến thắng của họ đối với các nhóm lân cận và anh em họ và những triều thần hùng mạnh mang lại một dòng chảy ổn định tiền bạc và nhân lực. Vào thời điểm đế chế Mông Cổ bắt đầu tan rã trong thế kỷ 15, thành Moscow là nơi thống trị sức mạnh quân sự trong khu vực.
Điện Kremlin trong các sách hướng dẫn bắt đầu từ thời điểm này. Nó được xây dựng theo lệnh của Ivan III, một hoàng tử có những tính toán vượt quá cả tiêu chuẩn châu Âu thế kỷ 15. Khi để tâm vào một pháo đài mới, Ivan không dựa trên các kỹ năng của những người địa phương. Biểu tượng tương lai của Nga được thiết kế bởi Leonardo da Vinci của Ý và do những kiến trúc sư nước ngoài thi công.
Trong 50 năm, bắt đầu từ những năm 1470, những người nước ngoài đã chuyển ý tưởng của Ivan thành một kiến trúc cổ điển. Họ bắt đầu với nhà thờ Dormition. Nhà thờ này đã được thiết kế phù hợp với giới luật của đức tin chính thống giáo, vòm nhà và mọi thứ, nhưng các bức tường pháo đài xung quanh nó có thể mang phong cách Lombard Verona, trong các hoa văn theo phong cách Ý được lắp vào các bức tường có lỗ châu mai và một loạt công trình thấp tầng được liên kết bởi lối đi lên. Nhờ đó trông như một mê cung xa hoa.
Người Ý thiết kế phần chính và các bức tường của điện Kremlin, nhưng sau đó tòa tháp đã không hoàn thành mãi về sau. Không ai có thể chắc chắn (do các tài liệu quan trọng bị mất) nhưng tác giả của tòa tháp Đấng Cứu Độ (tòa tháp có đồng hồ) nổi tiếng có lẽ là người Anh. Vào đầu thế kỷ 17, Nga bị phân chia. Điện Kremlin đã bị một đội quân nước ngoài chiếm, mặc dù người dân địa phương cũng góp phần trong việc đốt cháy, cướp bóc và khiến các cung điện trở thành bán đổ nát. Chuột xâm chiếm các cung điện vàng, và khi chúng sinh sôi nẩy nở quá đông, chúng bắt đầu gặm nhấm đủ thứ.
Cuối cùng một triều đại mới (Romanov) cũng được thành lập, nhưng quyền lực khá mong manh. Thông thường, một số lực lượng đối lập có thể bị vô hiệu hóa bằng cách sử dụng sức mạnh, nhưng những gì thực sự cần là khiến người ta tin rằng hoàng gia Romanov là “Trời sai xuống để lãnh đạo người Nga”.
Vì vậy, nhu cầu khôi phục điện Kremlin như một biểu tượng sức mạnh của hoàng gia mới là cần thiết. Sa hoàng James I và những người thợ từ các đảo Anh đã bắt tay xây dựng lại công trình đổ nát kia. Tuy nhiên, về sau nhiều công trình nhà thờ và 2 phức hợp tu viện trong điện Kremlin đã bị Stalin phá hỏng năm 1929 trong một chiến dịch bài xích tôn giáo.
Đường ngầm KremlinĐó là một đêm mùa hạ năm 1933 khi hai thanh niên tìm thấy thứ họ tìm kiếm: lối vào một đường hầm đã có tuổi hàng thế kỷ dưới những bức tường đỏ của điện Kremlin.
Khi len lỏi dưới lòng đất về phía dưới những chiếc ghế quyền lực của Moscow, soi đường bằng một chiếc đèn lồng, những thanh niên tin rằng họ có thể tìm thấy thư viện huyền thoại chứa những cuốn sách bìa vàng của Ivan khủng khiếp. Nhưng thay vào đó, họ tìm thấy 5 bộ xương, một con đường với những đoạn chật hẹp mà họ phải lách người mới đi được, và ở một góc tối của điện Kremlin là một cánh cửa thép hoen gỉ mà họ không thể mở.
Đó là một câu chuyện khiến người nghe phải nhổm người, và kỹ sư về hưu Apollos Ivanov phải đợi hơn 55 năm mới kể cho những người bạn thân nhất của ông. Đó cũng là câu chuyện cố lãnh tụ Josef Stalin không muốn ai biết vì ông rất e sợ có một cuộc đảo chính đến từ lòng đất. Vì vậy, Ivanov và bạn của ông, người bị bắt giữ sau đêm đó, bị cấm tiết lộ bí mật hoặc phải chết. Ông chủ của Ivanov, người phát hiện đường hầm chỉ sau khi Ivanov bị bắt và cố can thiệp để ngăn chặn việc bắt giữ Ivanov, sau đó bị cáo buộc cố thành lập tổ chức tấn công điện Kremlin từ dưới lòng đất. Ông bị bắt và bị hành hình.
”Ký ức về đêm đó là ký ức sống động nhất đời tôi. Tôi bị tra tấn buộc không được nói về chuyện đó”, Ivanov - lúc này đã 78 tuổi - nói. ”Nhưng tôi biết nếu tôi nói với ai đó, tôi sẽ bị nguy hiểm tính mạng”. Cuối cùng, nguy cơ cũng qua đi. Trong một dấu hiệu đáng chú ý trong những lần thay đổi dưới thời Tổng thống Mikhail S. Gorbatchev, một quan chức thành phố đã dẫn một nhà báo Mỹ đến một căn hầm ngầm được phát hiện trong khi thi công một ga tàu điện ngầm, cách điện Kremlin khoảng nửa dặm.
Cho đến nay, những con đường hầm vẫn hấp dẫn nhiều người. Nhiều đường hầm được cho đã đào từ thời hoàng tử Dmitry Donskoy, người cai trị Moscow trong 30 năm từ năm 1359. Donskoy xây dựng những con đường ngầm dưới pháo đài Kremlin như một liên kết bí mật ra bên ngoài. Chúng đã được sử dụng bởi các điệp viên của chính phủ, như một lối thoát nếu điện Kremlin đã bị bao vây và đưa nước từ sông Moscow vào điện khi xảy ra chiến tranh.
Thời gian trôi qua, các tổ phụ Chính thống giáo Nga cũng đào đường hầm và kết nối chúng với các đường hầm Donskoy, do đó, trong trường hợp bị xâm lược, các tổ phụ có thể trốn lên pháo đài có tường bao quanh của điện Kremlin. Việc sử dụng các đường ngầm trong những năm sau đó chỉ có thể phỏng đoán vì có rất ít tài liệu lịch sử đề cập đến chúng và các quan chức Liên Xô chưa bao giờ đề cập đến chúng. Nhưng một số nhà sử học cho rằng chúng đã phục vụ như điểm hẹn cho những người trốn tránh pháp luật hoặc làm nơi để giấu xác chết của các đối thủ bị giết chết trong những mưu đồ chính trị.
Hòn Rồng (Thế giới & Hội nhập) (Hòn Rồng (Thế giới & Hội nhập))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.