Cung cấp dinh dưỡng còn nhiều hạn chế
Ở nước ta cao su trồng nhiều ở Tây Nguyên trên đất đỏ bazan, đất xám, đất phiến thạch có tầng dày dễ thoát nước, có lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm. Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10, mùa mưa cũng là thời kỳ cây cao su sinh trưởng phát triển mạnh nhất trong năm, thời kỳ kiến thiết cơ bản cao su chủ yếu phát triển thân cành và tán lá. Cao su thời kỳ kinh doanh cùng với phát triển thân cành tán lá, còn phát triển mủ.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cao su cần tỷ lệ N: P:K là 2.1.1 như vậy lượng đạm thường gấp đôi lân và kali. Ở giai đoạn kinh doanh thường nhu cầu tỷ lệ NPK thích hợp là 2: 1,2: 2 đồng thời cây cũng hấp thụ lượng canxi, magie và các chất vi lượng nhiều hơn để tạo mủ.
Ở nhiều địa phương, bà con nông dân sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su đã đạt kết quả vượt trội do cây được thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng. Ảnh: T.L
Đất trồng cao su ở Tây Nguyên rất chua PH < 4,2, nghèo lân, nghèo kali, nghèo kiệt canxi, magie và các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, manhe. Mùa mưa nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su tăng cao gấp rất nhiều lần so với mùa khô. Các công trình nghiên cứu khoa học đều cho thấy năng suất chất lượng mủ của cây hầu hết phụ thuộc vào mùa mưa. Do độ ẩm đất được duy trì nên bộ rễ tơ của cây phát triển mạnh hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ đất.
Thực tiễn sản xuất hiện nay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cao su còn nhiều hạn chế, nhiều nhà vườn dùng phân đơn, chưa cân đối nặng về sử dụng đạm hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK thông thường chủ yếu có 3 loại dinh dưỡng chính là NPK thiếu toàn bộ các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, (vôi), magie, silic, các chất vi lượng.
Vì đất quá thiếu lại cung cấp phân bón không đủ nên nhiều vườn cao su sinh trưởng phát triển yếu, vỏ thân hình thành nhiều “mắt cua” lá xanh đen thừa đạm dễ nhiễm bệnh năng suất mủ thấp.
Dùng phân Văn Điển kết quả vượt trội
Ở các địa phương bà con nông dân trồng cao su tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su đạt kết quả vượt trội. Khác với các loại phân bón thông thường NPK Văn Điển bên cạnh thành phần dinh dưỡng chính N, P, K còn có tỷ lệ dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm từ 22-29% và các chất vi lượng tùy theo dòng sản phẩm và được ghi cụ thể trên bao bì.
Đối với cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 5%; K20 = 10%; + 5% CaO + 2% MgO +11% S + 4 Si02 + vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 49%. Bón thúc hàng năm từ 0,3-0,8kg/cây đối với cao su dưới 3 năm tuổi và 1,5-2kg/cây với cao su 4-6 năm tuổi. Lượng phân trên được chia bón đầu và cuối mùa mưa.
Đối với cao su thời kỳ kinh doanh khuyến cáo sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 8%; K20 = 12%; + 8% CaO + 6% MgO + 3% S + 9 Si02 + vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 61%. Lượng bón đối với đất hạng I từ 600-700kg/ha. Đất hạng II bón 700-800kg/ha; đất hạng III bón từ 800-1.000kg/ha. Từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi mức bón chung cho các loại hạng đất từ 900-1.000kg/ha, thời vụ bón vào đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân, cuối mùa mưa bón hết 1/3 lượng phân còn lại.
Cách bón rải phân vào băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá sau đó phủ đất, nên bón vào đầu những trận mưa để phân tan nhanh cây dễ hấp thụ, cây phát triển nhanh đường kính thân tăng mạnh cành và tán lá phát triển cân đối, đối với cao su thời kỳ kinh doanh vỏ thân nhẵn lá xanh sáng bóng cây khỏe cho lượng mủ cao đặc biệt các vết sẹo sau cạo mủ nhanh liền, chất lượng mủ tốt do cây được thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng mà các loại phân bón thông thường khác không có được.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.